Top 5 chấn thương đầu gối hot nhất, bạn nên biết

Duới đây là các thông tin và kiến thức về chấn thương đầu gối hay nhất và đầy đủ nhất

Chấn thương dây chằng đầu gối điều trị như thế nào?

  • 2023/04/11 07:17

Theo thống kê, có khoảng 70% chấn thương thể thao, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt… liên quan đến khớp gối, phổ biến nhất là chấn thương dây chằng đầu gối. Nếu không được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời và triệt để, bệnh nhân có nguy cơ suy giảm khả năng vận động và tái phát chấn thương.

1. Cấu tạo dây chằng đầu gối

Các xương cấu tạo đầu gối sẽ được kết nối với nhau nhờ hệ thống dây chằng chính gồm:

– Dây chằng chéo trước (ACL): nằm ở trung tâm của đầu gối, có chức năng điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương chày (xương cẳng chân).

– Dây chằng chéo sau (PCL): nằm ở phía sau đầu gối, điều khiển chuyển động ra sau của xương chày.

– Dây chằng giữa gối (MCL): kéo dài từ mặt trong của đầu trên xương chày lên mặt trong của đầu dưới xương đùi, giúp giữ ổn định cho đầu gối bên trong.

Dây chằng bên ngoài (LCL): là dây chằng nằm bên ngoài đầu gối tạo thành một góc hẹp ở phía sau, giữ ổn định mặt ngoài đầu gối.

2. Các chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp

Chấn thương có 3 mức độ phân loại:

– Độ 1: Dây chằng bị tổn thương mức độ nhẹ (còn gọi là bong gân đầu gối), khớp gối vẫn được giữ ổn định.

– Độ 2: Dây chằng đứt một phần (tổn thương mức độ trung bình), khớp gối bắt đầu có dấu hiệu lỏng lẻo.

– Độ 3: Dây chằng đầu gối bị đứt hoàn toàn (tổn thương mức độ nặng), khớp gối không còn ổn định mà trở nên lỏng lẻo.

Bệnh nhân vẫn có thể đi lại sau chấn thương dây chằng, tuy nhiên các cơn đau sẽ tồi tệ hơn sau vài ngày. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn.

Trên thực tế, hiện tượng dây chằng đứt một phần rất hiếm gặp, chủ yếu là đứt hoàn toàn hoặc đứt gần như hoàn toàn. Các loại chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp là:

2.1. Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL):

Chấn thương này xảy ra do trẹo đầu gối khi người bệnh thay đổi hướng quá nhanh, dừng lại đột ngột, tiếp đất không tốt sau một bước nhảy hoặc va chạm với lực mạnh (trong tai nạn xe máy, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày). Chấn thương dây chằng chéo trước phổ biến hơn trong các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền…

Khi dây chằng chéo trước bị chấn thương, bạn sẽ nghe thấy tiếng “rắc” phát ra từ vùng đầu gối, đồng thời cảm thấy vùng này trở nên lỏng lẻo. Một số triệu chứng khác của chấn thương dây chằng chéo trước là:

– Sưng trong vòng 24h, phải chườm đá lạnh và cố định vùng gối một thời gian mới hết

– Đau nhiều ở vùng gối trước, nhất là khi di chuyển

– Hạn chế vận động khớp gối

– Teo cơ, khiến khớp gối yếu dần

2.2. Chấn thương dây chằng chéo sau (LCP):

Dây chằng chéo sau lớn và mạnh hơn dây chằng chéo trước nên ít bị tổn thương hơn. Nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương dây chằng chéo sau là do một lực tác động mạnh khiến cơ thể ngã khuỵu xuống và dồn toàn bộ lực lên đầu gối, dẫn tới tổn thương dây chằng chéo sau.

Chấn thương dây chằng chéo sau có thể xảy ra cấp hoặc mãn tính. Cấp tính là khi tai nạn đến một cách đột ngột, bất ngờ; còn mãn tính là hiện tượng chấn thương xảy ra từ lâu nhưng người bệnh cố chịu đựng, âm ỉ trong suốt thời gian dài.

Các dấu hiệu cho thấy bạn bị chấn thương dây chằng chéo sau gồm:

– Đau dữ dội ở vùng gối, khớp gối lỏng lẻo. Người bệnh gặp khó khăn khi đi lại và gần như không thể vận động mạnh như bình thường.

– Đầu gối sưng chỉ vài giờ sau chấn thương, khớp gối lỏng.

– Hai đùi bất cân xứng: Ở phía bên chân gặp tai nạn, đùi sẽ teo hơn và phần đầu trên của cẳng chân bị trượt về phía sau.

– Thoái hóa khớp gối: Tình trạng này xảy ra đối với trường hợp chấn thương dây chằng chéo sau mãn tính. Khớp gối ngày càng đau, sưng phù.

2.3. Chấn thương dây chằng bên trong gối (MCL):

Loại chấn thương này hay gặp ở các vận động viên, đặc biệt là những người chơi các môn thể thao cường độ cao, dễ va chạm như bóng đá, bóng chuyền… Đứt dây chằng bên trong thường xảy ra do tác động trực tiếp lên mặt ngoài khớp gối. Lực này khiến mặt ngoài khớp gối cong lại, mặt trong phải mở ra quá mức khiến dây chằng giữa gối bị rách và tổn thương.

Những biểu hiện cho thấy bệnh nhân bị chấn thương dây chằng giữa gối gồm:

– Đau ở mặt trong khớp gối, đau nhiều khi di chuyển và vận động, có thể kèm theo sưng. Cơn đau âm ỉ, liên tục khiến người bệnh ngủ không yên giấc.

– Khớp lỏng lẻo, cảm giác có tiếng lạo xạo bên trong khớp gối khi nhấc chân lên.

– Chỗ đau bị bầm tím.

– Khó khăn khi đi lại vì cảm giác khớp gối cứng, kẹt khớp.

2.4. Chấn thương dây chằng gối bên ngoài (LCL):

Dây chằng bên ngoài giúp ổn định mặt ngoài của đầu gối. Do đó, chấn thương đứt dây chằng bên ngoài thường xảy ra khi đầu gối bị ép “từ trong ra ngoài” do một lực mạnh tác động vào đầu gối như: va chạm thể thao hoặc tai nạn xe cơ giới. Tổn thương của dây chằng ngoài ít phổ biến hơn so với tổn thương dây chằng giữa, nhưng nghiêm trọng hơn và việc điều trị cũng phức tạp hơn.

Chấn thương dây chằng bên ngoài sẽ gây ra các triệu chứng căng cơ, sưng và đau nhiều. Khớp gối cũng mất đi sự ổn định, khiến người bệnh đi không vững, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

3. Điều trị các chấn thương dây chằng đầu gối thế nào?

Chấn thương dây chằng mức độ nhẹ có thể tự lành nếu được chăm sóc đúng cách. Để khớp gối chóng lành, bạn cần:

– Cho đầu gối nghỉ ngơi: Hạn chế di chuyển, cử động mạnh vùng gối, tránh các tác động lên gối để giảm thiểu cơn đau. Nếu được, bạn nên sử dụng nạng cho tới khi không còn đau nhiều nữa.

– Trong vòng 24h sau chấn thương, cần chườm lạnh đầu gối từ 20-30 phút sau mỗi 3-4 giờ để giảm sưng và đau. Tiếp tục thực hiện chườm lạnh trong 2-3 ngày sau đó hoặc đến khi hết sưng.

– Tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật giúp bệnh nhân nhanh hồi phục chức năng vận động

– Nâng cao đầu gối bằng cách kê một chiếc gối phía dưới trong lúc nằm hoặc ngồi.

– Mang nẹp đầu gối để ổn định vùng bị tổn thương, đồng thời bảo vệ gối không bị chấn thương thêm.

– Uống thuốc giảm đau chống viêm. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng.

– Vật lý trị liệu cho khớp gối: Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ thiết lập các bài tập giúp bạn:

– Kiểm soát cơn đau và sưng phù;

– Hiệu chỉnh cơ sinh học và duy trì sự ổn định của các khớp;

– Ngăn ngừa chấn thương tái phát;

– Cải thiện các triệu chứng khác như viêm gân, khó cử động chân và yếu cơ.

4. Khi nào cần phẫu thuật chấn thương dây chằng đầu gối?

Sau khi thăm khám, đánh giá mức độ chấn thương, Bác sĩ sẽ quyết định bạn có cần phẫu thuật hay không. Nếu dây chằng bị đứt một phần có thể không cần phẫu thuật. Trong trường hợp dây chằng đứt hoàn toàn hoặc giãn quá giới hạn, phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối là lựa chọn tốt nhất.

Phẫu thuật nội soi điều trị đứt dây chằng khớp gối tại Bệnh viện Bãi Cháy.

Phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng đang được áp dụng tại Bệnh viện Bãi Cháy có độ an toàn cao, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, ít đau, sẹo mổ nhỏ… Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, đi lại và sinh hoạt bình thường như chưa hề trải qua chấn thương nhờ phối hợp phẫu thuật điều trị và tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Minh Khương

Top 5 chấn thương đầu gối tổng hợp bởi TOPZ Eduvn

5 chấn thương đầu gối thường gặp trong thể thao và cách điều trị

  • Tác giả: tamanhhospital.vn
  • Ngày đăng: 09/30/2022
  • Đánh giá: 4.69 (513 vote)
  • Tóm tắt: Cấu tạo khớp gối · Top 5 chấn thương khớp gối… · Nguyên nhân gây ra các chấn…
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử, bệnh sử của bệnh nhân nhằm xác định bắt đầu có dấu hiệu đau từ khi nào, trước đó có sự thay đổi tư thế đột ngột hay không, có nhảy từ cao xuống không hay có chơi thể thao, có sự va chạm mạnh không hoặc có xảy ra …

Phân biệt 5 chấn thương đầu gối phổ biến – Thời gian và cách điều trị

  • Tác giả: hellobacsi.com
  • Ngày đăng: 08/21/2022
  • Đánh giá: 4.53 (326 vote)
  • Tóm tắt: Tự điều trị đối với chấn thương nhẹ · Nghỉ ngơi · Chườm đá lạnh giảm sưng · Chườm nóng tăng lưu thông máu sau khi giảm sưng · Nâng cao chân so với vị trí tim khi …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử, bệnh sử của bệnh nhân nhằm xác định bắt đầu có dấu hiệu đau từ khi nào, trước đó có sự thay đổi tư thế đột ngột hay không, có nhảy từ cao xuống không hay có chơi thể thao, có sự va chạm mạnh không hoặc có xảy ra …

Tìm hiểu chi tiết về những chấn thương đầu gối thường gặp nhất

  • Tác giả: phongkhammaple.vn
  • Ngày đăng: 10/04/2022
  • Đánh giá: 4.25 (575 vote)
  • Tóm tắt: Các triệu chứng nhận biết chấn thương đầu gối bao gồm đau, sưng, vùng xương bị gãy bị biến dạng và khả năng di chuyển bị hạn chế.
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Thông thường những người bị chấn thương ở sụn chêm thường là rách sụn chêm phía trong (bên trong gối) hơn là sụn chêm phía bên ngoài (bên ngoài gối). Khi đó bệnh nhân thường xuất hiện một số triệu chứng như sưng, đau đầu gối, cứng khớp, khó duỗi hay …

Bác sĩ giải đáp: Điều trị chấn thương đầu gối bằng những phương pháp nào?

  • Tác giả: medlatec.vn
  • Ngày đăng: 05/14/2022
  • Đánh giá: 4.06 (404 vote)
  • Tóm tắt: Người thường xuyên lao động nặng và những vận động viên là 2 đối tượng dễ bị chấn thương đầu gối. Nếu không được điều trị kịp thời, …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Mâm chày không trượt ra sau, xoay ra ngoài là nhờ có dây chằng chéo sau. Khi bị đứt dây chằng chéo sau, bệnh nhân có thể xuất hiện một số biểu hiện như sưng đau, lỏng gối và teo cơ. Tổn thương này có thể gây hậu quả nhưng ít nghiêm trọng hơn so với …

11 loại chấn thương đầu gối thường gặp và cách điều trị

  • Tác giả: acc.vn
  • Ngày đăng: 03/27/2023
  • Đánh giá: 3.91 (566 vote)
  • Tóm tắt: Các chấn thương đầu gối… · Gãy xương · Cách chẩn đoán đầu gối bị…
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Dây chằng ngoài có tác dụng ổn định mặt ngoài của đầu gối bị tổn thương do mặt trong đầu gối bị tác động lực mạnh khiến đầu gối xoay ra ngoài hoặc do thay đổi tư thế đột ngột khi hoạt động. Mặc dù chấn thương dây chằng ngoài khớp gối hiếm khi xảy ra …
Đánh giá bài viết