Top 5 vũ khí sinh học tốt nhất

Qua bài viết này mvatoi.com.vn xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về vũ khí sinh học hot nhất được tổng hợp bởi M & Tôi

Video vũ khí sinh học

CNQP&KT -Vũ khí sinh học được liệt kê vào hạng vũ khí hủy diệt lớn, đã từng sử dụng trong một số cuộc chiến tranh trên thế giới và hiện vẫn đang được một vài nước tiếp tục nghiên cứu phát triển.

LỊCH SỬ LOẠI VŨ KHÍ “SIÊU HÌNH”

Vũ khí sinh học được sử dụng từ rất sớm trong các cuộc chiến tranh. Ngay từ thời cổ đại, vào năm 1155, trong trận chiến To-tô-na/I-ta-li-a giữa đế chế La Mã và quân To-tô-na, Hoàng đế La Mã Phre-đơ-rích I đã lệnh cho binh lính đưa các xác chết mắc bệnh truyền nhiễm vào nguồn nước của đối phương, gây ra hàng loạt bệnh tật cũng như gieo rắc nỗi hoang mang, hoảng sợ cho kẻ thù. Gần 200 năm sau, chính xác là vào năm 1343, cuộc chiến tranh giữa người Ghe-nô-va và người Mông Cổ tranh giành quyền kiểm soát các tuyến đường thương mại từ Biển Đen đến phương Đông. Trong thời gian vây hãm thành Cáp-pha/Crưm (Nga hiện nay), quân Mông Cổ đã bị thiệt hại rất nặng nề do binh lính mắc bệnh dịch hạch. Khi buộc phải rút quân, chỉ huy đội quân Mông Cổ đã sai quân lính sử dụng máy bắn đá bắn các xác chết vào trong thành. Không lâu sau, bệnh dịch hạch lây lan, giết chết hầu hết số người trong thành Cáp-pha. Nghiêm trọng hơn, nó còn trở thành đại dịch “Cái chết Đen”, lan khắp châu Âu, sang cả Bắc Phi, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người…

Trong chiến tranh hiện đại, lần đầu tiên vũ khí sinh học được Đức sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918), gây ra bệnh sổ mũi ngựa. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ II (1939-1945), vũ khí sinh học được nghiên cứu và sử dụng nhiều lần trên chiến trường. Theo đó, năm 1942, Mỹ bắt đầu chế tạo vũ khí sinh học. Các nước Anh, Ca-na-đa, Áo cũng đã chế tạo và phát triển loại vũ khí này. Những năm 1950, Mỹ đã cải biến các bình chứa nhiên liệu được triển khai trên tàu sân bay như F-4U Corsair, F-7F Tigercat, AD Skyraider… để thả khí độc, vi trùng, hóa chất. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng tổ chức nghiên cứu và phát triển loại tên lửa không đối đất Gorgon V chuyên dụng cho việc triển khai vũ khí sinh hóa và được sử dụng trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)… Theo thiết kế, Gorgon V có tầm bắn 50km, tốc độ xấp xỉ vận tốc âm thanh (khoảng 1.238km/giờ), mang đầu đạn hóa học hoặc chứa vi khuẩn, được phóng từ các máy bay chiến thuật vào sâu trong lãnh thổ đối phương với độ tán phát khoảng 180km2.

Năm 2001, trong cuộc chiến của Mỹ tại Áp-ga-ni-xtan, vũ khí sinh học (vi trùng bệnh than, đậu mùa…) đã được sử dụng như một loại vũ khí khủng bố dã man nhất chống nhân loại. Cũng trong năm 2001, lực lượng khủng bố đã cho bào tử vi khuẩn Bacillus anthracis gây bệnh than vào các bì thư, gửi tới hàng loạt địa chỉ tại Mỹ, trong đó có 2 thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ, khiến 5 người thiệt mạng và 17 người khác bị nhiễm bệnh. Chính phủ Mỹ đã phải cho kiểm tra thư tín tại rất nhiều thành phố, tiêu tốn khoảng 1 tỷ USD để làm sạch những nơi bị tấn công. Năm 2005, Mỹ xây dựng những lá chắn phòng thủ đối với vũ khí sinh – hóa học; nghiên cứu sản xuất các loại vác-xin để sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh sinh học.

Gần đây, vào cuối năm 2017, Chính quyền Mỹ đưa ra cảnh báo về “Chương trình phát triển vũ khí sinh học” của Triều Tiên có thể sắp thành công sau hơn một thập kỷ. Theo thông tin của tình báo Mỹ, Bình Nhưỡng bắt đầu phát triển vũ khí sinh học từ năm 2006 và cử các nhà khoa học nước này ra nước ngoài để học tập nâng cao trình độ về vi sinh học. Đến nay, Triều Tiên đã sở hữu đủ những công nghệ cần thiết và đang dần chế tạo được vũ khí sinh học, gồm bệnh dịch hạch, bệnh than và bệnh đậu mùa.

Theo giới chuyên gia, hiện Quân đội Mỹ có khả năng tấn công bằng vũ khí sinh học ở 3/4 diện tích toàn cầu. Lực lượng biệt kích Mỹ, tiền thân của Đội biệt động tác chiến biển – không – bộ (SEAL) ngày nay được cho là nằm trong đội hình tấn công vũ khí sinh học. Trong trang bị của lực lượng này có những thùng chứa khí độc hoặc vi khuẩn được thiết kế có kích thước nhỏ chuyên dụng để tác chiến dưới nước. Theo một số nguồn tin, Bộ Quốc phòng Mỹ xác định tàu ngầm sẽ là phương tiện nòng cốt để tiến hành chiến tranh sử dụng vũ khí sinh học nhờ khả năng bí mật đưa lực lượng biệt kích và các thùng chứa vi khuẩn tiếp cận, xâm nhập bờ biển đối phương, thả vũ khí sinh học và nhanh chóng rút khỏi mục tiêu.

Cơ chế gây bệnh của vũ khí sinh học dựa vào đặc tính gây (hoặc truyền) bệnh của vi sinh vật hoặc độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây dịch giết hại (hoặc gây bệnh) hàng loạt người, động vật, thực vật.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐẶC TÍNH

Hiệu suất chiến đấu cao: Vũ khí sinh học có thể gây tổn thất lớn cho đối phương về sinh lực, phương tiện kỹ thuật, cơ sở kinh tế, quốc phòng, môi trường sinh thái và gây chấn động mạnh về tâm lý – tinh thần. Cơ chế gây bệnh của vũ khí sinh học dựa vào đặc tính gây (hoặc truyền) bệnh của vi sinh vật hoặc độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây dịch giết hại (hoặc gây bệnh) hàng loạt người, động vật, thực vật. Mặc dù không trực tiếp phá hủy các công trình kiến trúc, cơ sở vật chất, nhưng vũ khí sinh học lại có hiệu suất chiến đấu rất cao (liều lượng nhỏ nhưng khả năng lan truyền rộng), có tác dụng lựa chọn (chỉ với người và một số động vật), khó phòng, chống và khắc phục hậu quả.

Chi phí sản xuất thấp: Các nhà nghiên cứu vũ khí đã so sánh về chi phí để tạo ra hiệu quả sát thương tại một khu vực có diện tích 1km2 của loại vũ khí này như sau: Nếu sử dụng vũ khí thông thường sẽ tốn 2.000USD, vũ khí hạt nhân là 800USD, vũ khí hóa học dạng khí độc thần kinh mất 600USD, còn vũ khí sinh học chỉ cần khoảng 1USD.

Cách thức tấn công đa dạng: Trong các cuộc chiến có sử dụng vũ khí sinh học, bên tấn công có thể sử dụng đạn sinh học (nhồi bột hoặc chất lỏng chứa vi sinh vật gây bệnh, khi nổ tạo ra đám mây khí, gây nhiễm lớp không khí gần mặt đất) hoặc thùng chứa các con vật đã nhiễm bệnh. Phương tiện đưa chúng tới các mục tiêu là những quả tên lửa, đạn pháo, khí cụ bay, tàu chiến, thậm chí sử dụng con người làm những “vũ khí sinh học liều chết” có thể di chuyển rộng khắp với khả năng nhiễm bệnh cao. Các nhà khoa học gần đây đưa ra cảnh báo một hiểm họa mới và rất lớn là “khủng bố nông nghiệp”, là dạng khủng bố nhằm vào vật nuôi và cây trồng (những mục tiêu không được bảo vệ) gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và con người… Tuy nhiên, vũ khí sinh học có nhược điểm là trong thời gian ủ bệnh, người bị nhiễm vẫn có thể thực hiện nhiệm vụ.

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ Chiến tranh thế giới lần thứ I đến nay, có khoảng 50 loại vi sinh vật từng được sử dụng làm vũ khí sinh học, như vi-rút đậu mùa, viêm não, sốt xuất huyết, ebola, tularemia; trực khuẩn bệnh than, dịch hạch, trực cầu thương hàn…

Vi-rút đậu mùa: Bệnh đậu mùa gây bởi vi-rút Variola, tỷ lệ tử vong trong số người bị nhiễm khoảng 30%. Triệu chứng của bệnh gồm sốt cao, đau nhức người, kèm theo nổi nhiều ban đỏ, phồng rộp và chứa đầy nước bên trong, sau đó để lại sẹo vĩnh viễn. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tiếp xúc với da người bị bệnh hoặc các dịch cơ thể, qua đường thở trong môi trường ngột ngạt hoặc chật hẹp. Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch (CDC) thuộc Bộ Y tế Mỹ đã xếp bệnh đậu mùa vào nhóm vũ khí sinh học loại A do tỷ lệ gây tử vong cao và lây nhiễm qua không khí. Năm 1967, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát động chiến dịch tiệt trừ tận gốc bệnh đậu mùa bằng tiêm chủng. Đến năm 1977, mầm bệnh này về cơ bản đã được loại trừ khỏi môi trường, nhưng trong một số phòng thí nghiệm trên thế giới vẫn còn lưu trữ mẫu vi-rút Variola.

Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch: Bệnh này gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis. Khi bị nhiễm, cơ thể người bệnh sẽ nổi các hạch ở bẹn, nách và cổ; khi sưng hạch thường kèm theo sốt, rét run, đau đầu và suy nhược cơ thể. Bệnh dịch hạch có 2 thể: thể hạch và thể phổi. Dịch hạch thể hạch (bubonic plague) thường lây truyền qua vết cắn của bọ chét, hoặc lây từ người sang người qua đường tiếp xúc với dịch cơ thể. Nếu không được điều trị đúng cách, 70% số người nhiễm bệnh sẽ tử vong. Dịch hạch thể phổi (pneumonic plague) hiếm gặp hơn và có thể lây truyền qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện trực tiếp với người khác. Những người nhiễm bệnh dịch hạch, dù còn sống hay đã chết, đều được coi là phương tiện truyền bệnh.

Vi khuẩn bệnh than: Vi khuẩn Bacillus anthracis thường sống trong đất, phần lớn ca nhiễm bệnh đều do tiếp xúc với bào tử của vi khuẩn. Nguy hiểm nhất là khi bị hít phải bào tử, bào tử sẽ di chuyển vào phổi, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ đưa chúng tới các hạch lympho. Tại đây, các bào tử bắt đầu nhân bản, tiết ra độc tố làm xuất hiện các triệu chứng sốt, mệt mỏi, nhức cơ, nổi hạch lympho, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và xuất hiện các vết loét màu đen. Điều đáng sợ nhất khi mắc bệnh than là thời gian ủ bệnh và nhiễm bệnh có thể kéo dài hàng thập kỷ, trong khi nhiều tác nhân sinh học nguy hiểm khác chỉ có thể tồn tại một thời gian ngắn trong những điều kiện nhất định.

Vi-rút Ebola: Là loại vi-rút nguy hiểm nhất trong số các vi-rút gây sốt xuất huyết, bệnh gây nên triệu chứng đau đầu, đau họng, mỏi cơ, suy nhược kèm theo tiêu chảy và nôn, một số người bị xuất huyết trong hoặc ngoài da. Tỷ lệ tử vong khoảng 60-90% sau 7-16 ngày. Những năm 1970, bệnh dịch Ebola bùng phát khắp châu Phi, giết chết hàng trăm người. Năm 2014, bệnh do vi-rút Ebola tái bùng phát tại châu lục này, khiến gần 3.500 người thiệt mạng.

Nhận thức được tính chất nguy hại của vũ khí sinh học, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhất trí tự giải giáp loại vũ khí này. Về mặt pháp lý, nhiều quốc gia trên thế giới đã tham gia ký kết Nghị định thư Giơ-ne-vơ cấm vũ khí sinh học (năm 1925), Công ước cấm vũ khí vi trùng (có hiệu lực từ năm 1975)… Mặt khác, các nước cũng chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa sử dụng vũ khí sinh học, như: kiểm soát dịch bệnh đối với người nước ngoài nhập cảnh; nghiên cứu các loại vác-xin phòng dịch; tổ chức tiêm phòng; điều trị và ngăn chặn sự tấn công của vũ khí sinh học. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên có thể loại vũ khí này vẫn đang “trôi nổi” trên thị trường “chợ đen” và vẫn có nguy cơ xảy ra tấn công bằng vũ khí sinh học trên thế giới.

ĐOÀN HÙNG

Top 5 vũ khí sinh học tổng hợp bởi TOPZ Eduvn

302 Found

  • Tác giả: qdnd.vn
  • Ngày đăng: 09/09/2022
  • Đánh giá: 4.94 (929 vote)
  • Tóm tắt: Chủ động ứng phó tình huống khủng bố bằng tác nhân sinh học, chiến tranh sử dụng vũ khí sinh học (VKSH); xử lý chất độc hóa học, đáp ứng yêu …

Bản dịch của “vũ khí sinh học” trong Anh là gì?

  • Tác giả: babla.vn
  • Ngày đăng: 10/17/2022
  • Đánh giá: 4.43 (455 vote)
  • Tóm tắt: Bản dịch của “vũ khí sinh học” trong Anh là gì? vi vũ khí sinh học = en. volume_up. biological weapon. chevron_left. Bản dịch Người dich Cụm từ & mẫu câu …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Vi khuẩn bệnh than: Vi khuẩn Bacillus anthracis thường sống trong đất, phần lớn ca nhiễm bệnh đều do tiếp xúc với bào tử của vi khuẩn. Nguy hiểm nhất là khi bị hít phải bào tử, bào tử sẽ di chuyển vào phổi, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ đưa chúng tới …

Các tác nhân sinh học dùng làm vũ khí

  • Tác giả: msdmanuals.com
  • Ngày đăng: 05/19/2022
  • Đánh giá: 4.39 (559 vote)
  • Tóm tắt: Các tác nhân BW được cho là một vũ khí lý tưởng cho bọn khủng bố. Các tác nhân này có thể được gửi đi bí mật, và chúng có hiệu ứng chậm, cho phép người dùng …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Vi khuẩn bệnh than: Vi khuẩn Bacillus anthracis thường sống trong đất, phần lớn ca nhiễm bệnh đều do tiếp xúc với bào tử của vi khuẩn. Nguy hiểm nhất là khi bị hít phải bào tử, bào tử sẽ di chuyển vào phổi, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ đưa chúng tới …

vũ khí sinh học

  • Tác giả: baochinhphu.vn
  • Ngày đăng: 11/01/2022
  • Đánh giá: 3.99 (358 vote)
  • Tóm tắt: vũ khí sinh học: Nga bác cáo buộc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học ở … buộc cho rằng chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad sử dụng vũ khí.
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Vi khuẩn bệnh than: Vi khuẩn Bacillus anthracis thường sống trong đất, phần lớn ca nhiễm bệnh đều do tiếp xúc với bào tử của vi khuẩn. Nguy hiểm nhất là khi bị hít phải bào tử, bào tử sẽ di chuyển vào phổi, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ đưa chúng tới …

Vũ khí sinh học

  • Tác giả: cand.com.vn
  • Ngày đăng: 12/14/2022
  • Đánh giá: 3.79 (390 vote)
  • Tóm tắt: Vũ khí sinh học là vũ khí có nguồn gốc từ các vi sinh vật sống có thể sinh sản với tốc độ nhanh chóng như vi khuẩn, virus hoặc là từ những …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Năm 1763, xảy ra cuộc chiến tranh giữa Pháp và thổ dân, Đại tá Henry Bouquet thuộc quân đội Anh đã tung những chiếc chăn có chứa vi khuẩn đậu mùa vào những người thổ dân này tại Fort Pitt, miền Tây Pennsylvania, kết quả là gây nên một trận dịch kinh …
Đánh giá bài viết