Top 4 nhạc bất quần hot nhất, đừng bỏ lỡ
Mời các bạn xem danh sách tổng hợp nhạc bất quần hay nhất được tổng hợp bởi mvatoi.com.vn
Nhạc Bất Quần là một nhân vật lớn trong bộ tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Kim Dung. Nguyên Trung Hoa có năm ngọn núi (ngũ nhạc) nổi tiếng: Tung Sơn, Thái Sơn, Hằng Sơn, Hành Sơn và Hoa Sơn, mỗi ngọn núi có một kiếm phái. Nhạc Bất Quần là chưởng môn nhân phái Hoa Sơn, có ngoại hiệu là Quân tử kiếm.
Về ngoại hình, Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần là một “thư sinh có năm chòm râu dài, mặt đẹp như mặt ngọc, chính khí hiên ngang khiến người phải đem lòng ngưỡng mộ”. Con người ấy đã trên sáu mươi tuổi nhưng nhờ tu luyện nội công nên nhìn qua, chỉ mới như cỡ bốn mươi. Ngoại hiệu của y là Quân tử kiếm cho nên không bao giờ đánh lén, đánh sau lưng người khác, ăn nói mực thước, không bao giờ lên tiếng tranh biện với ai. Ngược với cái tên Nhạc Bất Quần (không chơi với ai), y kết giao với rất nhiều bạn hào sĩ giang hồ chính phái.
Về tài năng, con người ấy là sư tôn một danh môn, có môn Tử hà công thâm hậu, sáng lập ra một Hoa Sơn kiếm pháp lấy nội công làm căn cơ, học và thấm nhuần những tư tưởng của người quân tử trong triết học đạo Nho, trở thành biểu tượng đẹp đẽ của chính phái, ghét tà phái và bọn tàn ác như kẻ cừu thù. Mỗi khi Nhạc Bất Quần xuất hiện trong phần đầu của Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung thường dùng hai chữ “tiên sinh” để ca ngợi Nhạc Bất Quần.
Thế nhưng, toàn bộ những hào quang trên đây chỉ là những điều trá nguỵ, giả tạo. Từng bước, từng bước một, Kim Dung đã lột mặt nạ của Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần, chỉ ra cho chúng ta thấy tính cách tàn bạo, thủ đoạn độc ác, âm mưu thâm hiểm của nhân vật này. Kim Dung xây dựng y như một hình mẫu “ngụy quân tử”, loại người nguy hiểm và khó đối phó hơn cả “chân tiểu nhân”.
Trong Kim Dung Quần Hiệp 2.0 – game kiếm hiệp của người Việt, nhân vật Nhạc Bất Quần được mô tả là một kẻ miệng hay nói lời trí, tín. Thế nhưng thực chất y lại là một kẻ giả nhân giả nghĩa, một “ngụy quân tử” chính gốc, nhiều mưu mô xảo quyệt. Duyên trong game của y cũng làm chính xác với nguyên tác, khi có sự hiện diện của Nhậm Ngã Hành, Tả Lãnh Thiền, Lưu Chính Phong, và đặc biệt là Lâm Bình Chi, “chàng rể bất lực” với duyên “Tự cung xưng hùng” cười ra nước mắt.
Bộ mặt thật của Nhạc Bất Quần chỉ hiện ra trong lần đại hội Ngũ nhạc kiếm phái trên ngọn Tung Sơn. Lão đã sử dụng Tịch tà kiếm pháp thứ thiệt đánh với Tịch tà kiếm pháp giả mạo của Tả Lãnh Thiền, đâm mù được đôi mắt Tả Lãnh Thiền bằng những ngón tay dịu dàng như thủ pháp một cô gái đang dùng kim thêu. Lão lên ngôi minh chủ Ngũ nhạc phái, đúng như dự kiến ban đầu.
Bấy giờ, Lệnh Hồ Xung đã trở thành chưởng môn phái Hằng Sơn; lại được lão o bế, vỗ về khác xa với ngày đuổi Lệnh Hồ Xung ra khỏi môn phái. Bằng cái nhãn giới của người nhạy cảm, Doanh Doanh đã nói nhỏ vào tai tình lang Lệnh Hồ Xung ba tiếng nhận xét về Nhạc Bất Quần: “Nguỵ quân tử”. Và chỉ đến lúc ấy Lệnh Hồ Xung mới cảm thấy cụm từ trên thật phù hợp với con người mà anh đã từng yêu mến, kính ngưỡng bấy lâu nay.
Mọi chuyện về cuộc đời Nhạc Bất Quần kết thúc đúng như tinh thần chung của tiểu thuyết phương Đông: kẻ gieo gió phải gặt bão. Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần trở thành một kẻ mất hết nhân tính, bỏ vợ, bỏ con, xa lánh học trò, rượt đuổi theo giấc mơ trở thành minh chủ võ lâm Trung Hoa.
Thế nhưng, điều bất ngờ là Tịch tà kiếm pháp của hắn lại không thể thắng được Độc Cô cửu kiếm mà Phong Thanh Dương đã truyền thụ cho Lệnh Hồ Xung. Để trừ hậu hoạ cho tình lang, Nhậm Doanh Doanh bóp mũi Nhạc Bất Quần, buộc lão phải há miệng uống một viên Tam thi não thần đan, thứ thuốc độc dùng để khống chế kẻ khác của Triêu Dương thần giáo.
Cuối cùng lão bị tiểu ni cô Nghi Lâm đâm một kiếm qua đời. Còn Lâm Bình Chi, một kẻ tiểu nguỵ quân tử, phong cách ung dung nho nhã đúng y khuôn Nhạc Bất Quần sư phụ? Hắn cũng nổi điên, giết vợ là Nhạc Linh San. Đôi mắt bị đui mù, hắn theo Lao Đức Nặc về với Tả Lãnh Thiền. Giấc mơ Tịch tà kiếm phổ tàn lụi và thay vào đó là tiếng đàn sáo hài hoà trung chính của bộ cầm phổ – tiêu phổ Tiếu ngạo giang hồ trỗi lên.
Độc giả muốn trải nghiệm thế giới kiếm hiệp Kim Dung theo phong cách của người Việt, có thể tham gia Kim Dung Quần Hiệp 2.0 tại fanpage: https://www.facebook.com/KimDungQuanHiepTruyen/
Bài có sử dụng tư liệu của nhạc sỹ Vũ Đức Sao Biển và Wikipedia
Top 4 nhạc bất quần tổng hợp bởi TOPZ Eduvn
NHẠC BẤT QUẦN, TỪ MỘT GÓC NHÌN KHÁC – Spiderum
- Tác giả: spiderum.com
- Ngày đăng: 07/27/2022
- Đánh giá: 4.9 (761 vote)
- Tóm tắt: Bài phân tích về nhân vật Quân Tử Kiếm Nhạc Bất Quần trong tiểu thuyết Tiếu ngạo Giang hồ của tác giả kiếm hiệp Kim Dung.
Nhân vật đểu nhất trong kiếm hiệp Kim Dung là ai?
- Tác giả: danviet.vn
- Ngày đăng: 09/06/2022
- Đánh giá: 4.57 (233 vote)
- Tóm tắt: Nhạc Bất Quần là nhân vật kinh điển trong Tiếu ngạo giang hồ, bên ngoài là người thư sinh nho nhã nhưng trong lòng ẩn chứa nhiều dã tâm khó …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Bộ mặt thật của Nhạc Bất Quần chỉ hiện ra trong lần đại hội Ngũ nhạc kiếm phái trên ngọn Tung Sơn. Khi y sử dụng Tịch tà kiếm pháp thứ thiệt đánh với Tịch tà kiếm pháp giả mạo của Tả Lãnh Thiền, đâm mù được đôi mắt Tả Lãnh Thiền bằng những ngón tay …
Kiếm hiệp Kim Dung – (Kỳ 6): Giải mã Nhạc Bất Quần
- Tác giả: baophapluat.vn
- Ngày đăng: 08/23/2022
- Đánh giá: 4.22 (209 vote)
- Tóm tắt: Chưa hết, y còn được người đời gọi với ngoại hiệu “Quân tử kiếm”, không chỉ bởi kiếm pháp cao minh, mà còn chưa bao giờ dùng kiếm để đánh sau, …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Lúc đó, Lệnh Hồ Xung và Nhạc Linh San vốn đang sâu đậm, Lâm Bình Chi cũng chỉ là kẻ ở bên ngoài. Việc phạt Lệnh Hồ Xung lên vách núi Tư Quá trên đỉnh Hoa Sơn ăn năn 1 tháng có lẽ cũng là ý của Nhạc Bất Quần để chia tách đôi trẻ. Sau đó, y giao Nhạc …
Từ nhân vật kinh điển Nhạc Bất Quần: Triết lý phân biệt quân tử, tiểu nhân bất cứ ai cũng nên hiểu rõ
- Tác giả: soha.vn
- Ngày đăng: 07/04/2022
- Đánh giá: 4.03 (412 vote)
- Tóm tắt: Nhạc Bất Quần là nhân vật kinh điển trong Tiếu ngạo giang hồ. Hình tượng thư sinh nho nhã nhưng trong lòng ẩn chứa nhiều dã tâm khó lường …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Nhạc Bất Quần là nhân vật kinh điển trong Tiếu ngạo giang hồ. Hình tượng thư sinh nho nhã nhưng trong lòng ẩn chứa nhiều dã tâm khó lường của Nhạc Bất Quần từng được thể hiện thành công bởi các tài tử như Tăng Giang, Cổ Tranh, Vương Vĩ , Ngụy Tử, …