Top 7 luật bóng đá 11 người tốt nhất, đừng bỏ qua

Dưới đây là danh sách luật bóng đá 11 người hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Giới thiệu về thi đấu bóng đá 11 người

Bóng đá là một môn thể thao được rất nhiều người hâm mộ trên toàn thế giới. đặc biệt, bóng đá 11 người được xem là bóng đá tiêu chuẩn với hình thức tổ chức chuyên nghiệp nhất. Vậy luật bóng đá 11 người như thế nào? Qua nội dung sau đây, Thế Giới Thể Thao sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ nhất về luật bóng đá 11 người chi tiết mới nhất 2022.

Các điều luật quy định trong thi đấu bóng đá 11 người

Luật thi đấu bóng đá 11 người được FIFA áp dụng với tất cả các thành viên của mình, Luật bóng đá cho phép một số biến thể tùy chọn nhỏ có thể được thực hiện bởi các hiệp hội bóng đá quốc gia, bao gồm một số điều luật để chơi ở các cấp độ thấp hơn, ngoài ra thì hầu như tất cả các trận bóng đá có tổ chức trên toàn thế giới đều được thực hiện theo luật này.

Luật thi đấu bóng đá được FIFA được áp dụng cho tất cả giải đấu của FIFA như World Cup; Vòng loại World Cup; các liên đoàn bóng đá Châu Âu ( UEFA); liên đoàn bóng đá châu A (AFC),… hay các liên đoàn thành viên đều dựa vào luật tiêu chuẩn này để áp dụng cho các trận đấu của mình.

Bộ luật bóng đá 11 người gồm 17 điều dưới đây

Điều 1. Quy định về sân thi đấu

Mặt sân

Các trận đấu có thể tổ chức trên mặt sân cỏ tự nhiên hoặc mặt sân cỏ nhân tạo, theo quy định của Điều lệ giải.

Mặt sân cỏ nhân tạo phải có màu xanh lá cây.

Trong các trận đấu giữa các đội tuyển quốc gia hoặc các trận đấu quốc tế cấp câu lạc bộ, mặt sân cỏ nhân tạo được sử dụng phải đáp ứng các qui định về chất lượng của FIFA hoặc tiêu chuẩn quốc tế, trừ trường hợp đặc biệt được FIFA cho phép.

Các đường giới hạn và các điểm đánh dấu trên sân

Sân thi đấu phải là hình chữ nhật và được đánh dấu bởi các đường giới hạn. Bề rộng những đường giới hạn khu vực nào là thuộc về khu vực đó.Hai đường giới hạn dài hơn gọi là đường biên dọc. Hai đường giới hạn ngắn hơn gọi là đường biên ngangĐường nối hai điểm giữa của hai đường biên dọc gọi là đường giữa sân, đường giữa sân chia sân thi đấu thành hai nửa bằng nhau.Tâm của sân là điểm chính giữa của đường giữa sân. Lấy điểm này làm tâm, kẻ một vòng tròn có bán kính 9,15m, gọi là vòng tròn giữa sân.Có thể kẻ các đoạn thẳng đánh dấu ngoài sân thi đấu, cách cung phạt góc 9,15m, về phía các đường biên dọc và biên ngang, nhằm bảo đảm bảo các cầu thủ đội phòng ngự tuân thủ đúng khoảng cách khi thực hiện quả phạt góc.

Kích thước sân

Chiều dài của đường biên dọc phải lớn hơn chiều dài của đường biên ngang.Chiều dài sân (đường biên dọc): Tối thiểu: 90m Tối đa: 120mChiều rộng sân (đường biên ngang): Tối thiểu : 45m Tối đa: 90mTất cả các đường giới hạn phải có độ rộng bằng nhau, không được phép quá 12 cm.Trong các trận đấu quốc tế: Chiều dài tối thiểu: 100m Tối đa: 110m; Chiều rộng tối thiểu: 64m Tối đa: 75m

Khu cầu môn

Kẻ về phía trong sân hai đoạn thẳng có độ dài 5,5m, vuông góc với đường biên ngang, cách mép trong của mỗi cột cầu môn 5,5m. Nối liền 2 đầu 2 đoạn thẳng này bằng 1 đoạn thẳng song song với đường biên ngang. Phần sân giới hạn bởi những đường thẳng này với đường biên ngang gọi là khu cầu môn.

Khu phạt đền

Kẻ về phía trong sân hai đoạn thẳng có độ dài 16,50m, vuông góc với đường biên ngang, cách mép trong của mỗi cột cầu môn 16,50m. Nối liền 2 đầu 2 đoạn thẳng này bằng 1 đoạn thẳng song song với đường biên ngang. Phần sân giới hạn bởi những đường thẳng này với đường biên ngang gọi là khu phạt đền.Trong mỗi khu phạt đền có một điểm phạt đền được đánh dấu rõ ràng, cách điểm giữa đường biên ngang 11m.Từ tâm của điểm phạt đền, kẻ một cung tròn có bán kính 9,15m về phía bên ngoài khu phạt đền.

Các cột cờ góc

Ở mỗi góc sân cắm một cột cờ góc, không nhọn đầu và cao tối thiểu 1,50m. Có thể đặt 2 cột cờ phía ngoài đường giữa sân, cách đường biên dọc tối thiểu 1m.

Cung phạt góc: Lấy tâm là điểm cắm các cột cờ góc, kẻ vào trong sân 1/4 đường tròn, bán kính 1m.

Cầu môn

Khung cầu môn được đặt ở chính giữa mỗi đường biên ngang.Khung cầu môn được cấu tạo bởi hai cột dọc vuông góc với đường biên ngang và cách đều hai cột cờ góc, được nối với nhau bởi một xà ngang. Xà ngang và cột dọc phải được làm bằng gỗ, bằng kim loại hoặc các chất liệu được phê duyệt khác. Tiết diện của cột dọc và xà ngang phải là hình vuông, chữ nhật, tròn hoặc elip và không gây nguy hiểm cho cầu thủ.Khoảng cách giữa mép trong các cột dọc là 7,32m và khoảng cách từ mép dưới của xà ngang xuống mặt đất là 2,44m.Vị trí của các cột cầu môn liên quan đến đường biên ngang phải theo sơ đồ dưới đây Nếu cột cầu môn có hình vuông (nhìn từ trên xuống), các cạnh phải song song hoặc vuông góc với đường biên ngang. Các cạnh của xà ngang phải song song hoặc vuông góc với mặt sân.Nếu cột cầu môn có hình elip (nhìn từ trên xuống), trục dài nhất phải đặt thẳng đứng so với đường biên ngang. Trục dài nhất của xà ngang phải song song với mặt sân. Nếu cột cầu môn là hình chữ nhật (nhìn từ trên xuống), cạnh dài nhất phải vuông góc với đường biên ngang. Cạnh dài nhất của xà ngang phải song song với mặt sân. Cả cột dọc và xà ngang đều phải có kích thước mặt cắt như nhau, bề rộng không vượt quá 12cm. Các đường biên ngang phải có độ rộng bằng cột dọc và xà ngang. Lưới có thể được mắc vào cầu môn và gắn xuống mặt sân phía sau cầu môn một cách thích hợp và không gây ảnh hưởng đến thủ môn. Các cột dọc, xà ngang của cầu môn phải được sơn màu trắng.Cầu môn phải gắn một cách chắc chắn xuống mặt sân. Những cầu môn lắp ráp cũng có thể được sử dụng nếu đảm bảo đủ những yêu cầu của Luật.

Bạn đọc có thể xem thêm bài viết: Kích thước sân bóng đá 11 người

Điều 2: Quy định về quả bóng

Chất lượng và kích thước

Hình cầu.Làm bằng da hoặc chất liệu khác phù hợp.Chu vi không được lớn hơn 70cm và không được nhỏ hơn 68cm.Trọng lượng lúc bắt đầu trận đấu không được nặng hơn 450gr và không được nhẹ hơn 410gr.Áp suất từ 0,6 đến 1,1atmotphe (600 – 1,100 g/cm2 ) ở mực nước biển.

Thay thế bóng hỏng

Nếu bóng bị nổ hoặc hỏng trong lúc trận đấu đang tiến hành:

Ngừng trận đấu.Tiếp tục lại trận đấu bằng quả thả bóng chạm đất tại nơi phát hiện bóng hỏng, trừ trường hợp vị trí dừng trận đấu nằm trong khu cầu môn. Trong trường hợp này, trọng tài sẽ thả bóng trên đường giới hạn khu cầu môn song song với đường biên ngang tại điểm gần nhất với nơi bóng hỏng khi ngừng trận đấu

Nếu bóng bị nổ hoặc bị hỏng trong trường hợp đang đá phạt đền hoặc đá luân lưu 11m, khi bóng đang di chuyển về phía trước và chưa chạm bất kỳ cầu thủ nào hoặc xà ngang hay cột dọc:

Thực hiện lại quả đá phạt.

Nếu bóng bị nổ hoặc hỏng trong thời gian bóng chưa vào cuộc khi thực hiện quả phát bóng, giao bóng, phạt góc, đá phạt, phạt đền hoặc ném biên: sẽ bắt đầu lại trận đấu một cách thích hợp.

Trong suốt quá trình trận đấu, chỉ trọng tài mới có quyền quyết định về bóng thi đấu.

Các quyết định của IFAB

Quyết định 1

Trong những trận đấu chính thức, chỉ những quả bóng đáp ứng đúng những tiêu chuẩn của Luật II, mới được phép sử dụng để thi đấu. Những trận đấu do FIFA hoặc Liên đoàn bóng đá Châu lục tổ chức, chỉ những quả bóng có một trong ba dòng chữ chính thức sau đây mới được sử dụng thi đấu:

Đã được FIFA phê duyệt.Đã được FIFA kiểm tra.Đạt tiêu chuẩn bóng thi đấu quốc tế.

Dòng chữ ghi trên bóng chứng tỏ bóng đã được kiểm tra chất lượng và đạt những tiêu chuẩn tối thiểu của Luật II. Danh mục những yêu cầu bổ sung đặc biệt cho từng chủng loại phải được IFAB phê chuẩn. Bộ phận kiểm tra phải được FIFA phê duyệt.

Trong các giải thi đấu quốc gia có thể sử dụng bóng đạt một trong 3 tiêu chuẩn trên.

Quyết định 2

Trong những trận đấu được tổ chức dưới sự bảo trợ của FIFA, Liên đoàn bóng đá châu lục hoặc Liên đoàn bóng đá quốc gia, bóng thi đấu không được phép có bất cứ hình thức quảng cáo thương mại nào, chỉ được có những biểu tượng của giải, của ban tổ chức giải và nhãn hiệu được công nhận của nhà sản xuất bóng. Điều lệ giải có thể có quy định hạn chế về kích thước và số lượng các biểu tượng đó.

Quyết định 3

Nếu công nghệ đường biên ngang được sử dụng, bóng có công nghệ kết hợp sẽ được sử dụng, nhưng phải là bóng được “FIFA phê chuẩn”, “FIFA kiểm tra” hoặc “Tiêu chuẩn bóng thi đấu quốc tế” (xem “Quyết định 1”)

Tham khảo quy định của FIFA, VFF về tiêu chuẩn quả bóng đá cho thi đấu tại đây

Điều 3: Quy định về số lượng cầu thủ trên sân

Số lượng cầu thủ

Trong một trận đấu phải có 2 đội, mỗi đội có tối đa 11 người, trong đó có 1 thủ môn. Trận đấu không được bắt đầu nếu một trong hai đội không đủ 7 cầu thủ.

Số lượng cầu thủ thay thế

Trong những giải chính thức:

Những trận đấu được tổ chức dưới sự bảo trợ của FIFA, Liên đoàn bóng đá châu lục hoặc các Liên đoàn bóng đá quốc gia, chỉ được phép thay thế tối đa 3 cầu thủ. Điều lệ giải phải có quy định số lượng cầu thủ dự bị được phép đăng ký mỗi trận đấu trong khoảng cho phép, từ 3 đến tối đa 12 cầu thủ. Trong tình hình Covid-19 hiện nay, các giải đấu trên thế giới đều điều chỉnh cho phép thay 4 – 6 cầu thủ mỗi trận đấu để đảm bảo thể lực cho các đội bóng. Giải bóng đá thuộc UEFA như EURO; hay Champions league hiện nay cho phép khi trận đấu vào đến hiệp phụ các đội bóng sẽ được thêm 1 quyền thay đổi người.

Trong những trận đấu không chính thức:

Trong những trận đấu giữa các đội tuyển quốc gia (đội tuyển “A”), số lượng cầu thủ dự bị được sử dụng thay thế tối đa là 6 cầu thủ. Trong những trận đấu khác, số lượng cầu thủ dự bị được thay thế tối đa có thể nhiều hơn 6 với điều kiện:

Những đội bóng có liên quan phải thỏa thuận với nhau về số cầu thủ được thay thế tối đa trong trận đấu.Thỏa thuận đó phải được thông báo với trọng tài trước khi trận đấu bắt đầu.

Nếu trọng tài không được thông báo hoặc các đội bóng không thỏa thuận trước trận đấu thì mỗi đội bóng chỉ được phép thay thế tối đa 6 cầu thủ.

Quy định về việc thay thế cầu thủ

Danh sách cầu thủ dự bị

Trong tất cả các trận đấu, danh sách cầu thủ dự bị phải được thông báo với trọng tài trước khi trận đấu bắt đầu. Cầu thủ dự bị không đăng ký không được phép tham gia trận đấu.

Để thay thế một cầu thủ, cần phải tuân thủ các điều kiện sau:

Việc thay thế cầu thủ phải được thông báo trước với trọng tài.Cầu thủ dự bị chỉ được vào sân khi cầu thủ được thay thế đã ra khỏi sân và phải được trọng tài cho phép.Cầu thủ dự bị chỉ được vào sân từ đường biên dọc tại điểm gặp đường giữa sân, khi bóng ngoài cuộc. Việc thay thế kết thúc khi cầu thủ dự bị đã vào trong sân thi đấu.Lúc này, cầu thủ dự bị trở thành chính thức và cầu thủ được thay thế trở thành cầu thủ đã bị thay thế.Cầu thủ đã bị thay thế không còn được phép tham gia trận đấu.Trong các trường hợp thay thế cầu thủ, việc cầu thủ được thi đấu hay không, thuộc quyền hạn của trọng tài.

Thay thế thủ môn

Bất kì cầu thủ nào cũng được thay thế thủ môn với điều kiện:

Phải thông báo trước với trọng tài.Chỉ được thực hiện khi bóng ngoài cuộc.

Những vi phạm và cách xử phạt

Nếu cầu thủ dự bị (hoặc cầu thủ đã bị thay thế) vào sân không có phép của trọng tài:

Trọng tài dừng trận đấu (không cần dừng ngay trận đấu nếu cầu thủ dự bị hoặc cầu thủ bị thay thế không làm cản trở trận đấu).Cầu thủ đó bị cảnh cáo vì hành vi phi thể thao và bị mời ra khỏi sân.Nếu trọng tài dừng trận đấu, trận đấu sẽ được tiếp tục trở lại bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương tại nơi có bóng khi trận đấu tạm dừng.

Nếu một cầu thủ dự bị có tên trong danh sách đăng ký, vào sân thay cho một cầu thủ đăng ký chính thức vào lúc bắt đầu trận đấu và trọng tài không được thông báo về sự thay đổi này:

a. Trọng tài cho phép cầu thủ dự bị có tên trong danh sách tiếp tục thi đấu.b. Cầu thủ thay thế nói trên không phải chịu bất cứ hình thức kỷ luật nào.c. Số lần thay thế cầu thủ dự bị của đội vi phạm không bị giảm đi.d. Trọng tài báo cáo lại tình huống trên cho Ban tổ chức giải.

Nếu cầu thủ thay thế vị trí với thủ môn lúc trận đấu đang tiếp diễn mà không được phép của trọng tài:

Trọng tài vẫn để trận đấu tiếp tục.Trong lần bóng ra ngoài cuộc tiếp theo, các cầu thủ vi phạm sẽ bị cảnh cáo.

Những vi phạm khác đối với Luật: Cầu thủ trong trận đấu:

Những cầu thủ có những vi phạm khác về điều luật này đều sẽ bị cảnh cáo bằng thẻ vàng.Trận đấu sẽ được tiếp tục lại bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương được hưởng tại nơi có bóng khi trận đấu tạm dừng (xem Luật XII – Vị trí đá phạt)

Cầu thủ và cầu thủ dự bị, bị truất quyền thi đấu:

Cầu thủ bị truất quyền thi đấu trước khi trận đấu bắt đầu sẽ được quyền thay thế bằng 1 cầu thủ dự bị đã đăng ký trước trận đấu.Nhưng nếu 1 cầu thủ dự bị đã đăng ký trước trận đấu, bị trọng tài truất quyền thi đấu trước hoặc sau khi bắt đầu trận đấu sẽ không được bổ sung 1 cầu thủ dự bị khác.

Điều 4: Quy định về trang phục cầu thủ

Sự an toàn

Cầu thủ không được sử dụng hoặc mang, mặc những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc cho các cầu thủ khác (gồm các loại trang sức).

Trang phục cơ bản

Trang phục cơ bản của cầu thủ khi thi đấu gồm:

Áo thi đấu có cánh tay – Nếu mặc áo giữ ấm ở bên trong áo thi đấu, thì cánh tay áo giữ ấm phải có cùng màu với cánh tay áo thi đấu.Quần đùi – Nếu mặc quần giữ ấm phía trong quần đùi thì phải có mầu cùng với mầu quần đùi thi đấu.Tất dài – Nếu cầu thủ sử dụng băng dán hoặc chất liệu tương tự ở phía bên ngoài tất thì phải cùng màu với phần tất được dán băng.Bọc ống chân.Giầy.

Bọc ống chân

Bọc ống chân phải được tất dài phủ kín.Phải bằng nguyên liệu thích hợp như: cao su, nhựa hoặc chất liệu tương tự.Phải có khả năng bảo vệ tốt.

Màu sắc trang phục

Hai đội bóng phải mặc trang phục thi đấu có màu sắc dễ phân biệt với nhau và với trọng tài, trợ lý trọng tài.Mỗi thủ môn phải mặc trang phục thi đấu có màu dễ phân biệt với những cầu thủ khác và trọng tài, trợ lý trọng tài.

Những vi phạm và cách xử phạt

Đối với những vi phạm Luật trang phục thi đấu:

Không cần thiết phải dừng trận đấu.Bất cứ cầu thủ nào vi phạm điều luật này sẽ được trọng tài mời ra khỏi sân để chỉnh đốn trang phục.Khi bóng ngoài cuộc, cầu thủ phải rời sân để chỉnh đốn trang phục, trừ trường hợp đã chỉnh đốn được trang phục ngay trước đó.Cầu thủ đã rời sân để chỉnh đốn trang phục, khi muốn trở lại sân, phải được trọng tài cho phép.Trước khi được phép tiếp tục thi đấu, cầu thủ này phải được trọng tài kiểm tra trang phục.Cầu thủ chỉ được phép trở lại sân thi đấu khi bóng ngoài cuộc.Nếu cầu thủ bị trọng tài mời ra khỏi sân để chỉnh đốn trang phục, khi trở lại sân không có sự cho phép của trọng tài, cầu thủ đó phải bị cảnh cáo.

Các quyết định của IFAB: Quyết định 1 Cầu thủ không được phép để lộ quần áo bên trong có các khẩu hiệu hoặc quảng cáo. Trang phục cơ bản, bắt buộc không được có các nội dung cá nhân, chính trị hoặc tôn giáo. Cầu thủ cởi áo (hoặc kéo áo lên) để lộ khẩu hiệu hoặc quảng cáo sẽ bị Ban tổ chức giải xử phạt. Đội bóng có cầu thủ mặc trang phục có nội dung cá nhân, chính trị hoặc tôn giáo sẽ bị Ban tổ chức giải hoặc FIFA kỷ luật

Điều 5: Quy định về trọng tài

Quyền của trọng tài

Trọng tài là người kiểm soát và điều hành mọi diễn biến của trận đấu tuân theo Luật thi đấu.

Quyền hạn và nhiệm vụ của trọng tài

Đảm bảo việc áp dụng đúng Luật.Phối hợp với các trợ lý trọng tài và trọng tài thứ tư trong việc kiểm soát và điều hành trận đấu.Đảm bảo bóng thi đấu phải đúng yêu cầu của Luật II.Đảm bảo trang phục của các cầu thủ phải đúng các quy định của Luật IV.Theo dõi và đảm bảo thời gian của trận đấu đúng quy định.Tạm dừng, tạm hoãn hoặc ngừng hẳn trận đấu, nếu theo trọng tài, đã có sự vi phạmLuật.Tạm dừng, tạm hoãn hoặc ngừng hẳn trận đấu, nếu có sự gây ảnh hưởng ở ngoài sân thi đấu.Tạm dừng trận đấu nếu nhận thấy có cầu thủ bị chấn thương nặng và đảm bảo rằng, cầu thủ này phải được đưa ngay ra ngoài sân thi đấu để chữa trị. Cầu thủ bị chấn thương chỉ có thể trở lại sân thi đấu sau khi trận đấu đã được bắt đầu trở lại.Để trận đấu tiếp tục đến khi bóng ngoài cuộc nếu nhận thấy cầu thủ chỉ bị chấn thương nhẹ.Đảm bảo những cầu thủ chấn thương chảy máu phải được rời sân để điều trị, cầu thủ đó chỉ được trở lại thi đấu khi trọng tài ra hiệu cho phép và vết thương đã không còn chảy máu.Để trận đấu tiếp tục mỗi khi có hành vi vi phạm lỗi nếu đội bị phạm lỗi được lợi từ phép lợi thế và thổi phạt ngay tình huống phạm lỗi trước đó nếu tình huống lợi thế không được áp dụng.Phạt theo lỗi nặng hơn nếu một cầu thủ vi phạm nhiều lỗi cùng một lúc.Quyết định phạt thẻ vàng hoặc thẻ đỏ đối với cầu thủ phạm lỗi. Trọng tài không nhất thiết phải dừng ngay trận đấu để cảnh cáo (hoặc truất quyền thi đấu) cầu thủ có hành vi phạm lỗi, nhưng sẽ cảnh cáo (hoặc truất quyền thi đấu) cầu thủ phạm lỗi ngay sau khi bóng ngoài cuộc kế tiếp.Có biện pháp xử lý đối với những quan chức của đội bóng có những hành vi không đúng đắn và có thể trục xuất quan chức đó khỏi khu sân thi đấu và các khu phụ cận.Coi trọng những nhận định của trợ lý trọng tài đối với những tình huống vi phạm xảy ra ngoài tầm quan sát của mình.Bảo đảm những người không có phận sự không được vào sân thi đấuCho phép bắt đầu lại trận đấu sau mỗi lần tạm dừng.Cung cấp báo cáo đầy đủ mọi chi tiết cho cấp có thẩm quyền về những tình huống vi phạm kỷ luật của bất kỳ cầu thủ nào và quan chức đội bóng và bất cứ sự việc gì xảy ra trước, trong và sau trận đấu.

Những quyết định của trọng tài

Những quyết định của trọng tài trong mọi tình huống liên quan đến trận đấu, kể cả việc công nhận hay không công nhận bàn thắng, và kết quả của trận đấu là quyết định cuối cùng.Trọng tài có thể thay đổi quyết định của mình nếu nhận thấy quyết định đó thiếu chính xác, hoặc quyết định theo ý kiến của các trợ lý trọng tài hoặc trọng tài thứ 4, với điều kiện trận đấu chưa bắt đầu trở lại hoặc chưa kết thúc.

Các quyết định của IFAB

Quyết định 1:

Trọng tài, các trợ lý trọng tài, trọng tài thứ tư không phải chịu trách nhiệm đối với:

Bất kỳ thương tổn nào của cầu thủ, quan chức, khán giả.Bất kỳ tổn thất nào về tài sản.Bất kỳ thiệt hại nào khác đối với một cá nhân, câu lạc bộ, công ty, hiệp hội…hoặc đơn vị tương đương, do trọng tài ra bất kỳ một quyết định nào theo Luật bóng đá hoặc thi hành những quy định về việc thi đấu và kiểm soát trận đấu.

Những quyết định đó bao gồm:

Quyết định về điều kiện sân thi đấu, tạm dừng hay tiếp tục trận đấu khi có sự cố thời tiết trên sân hay xung quanh sân.Quyết định huỷ bỏ trận đấu vì bất cứ lý do nào.Quyết định liên quan đến các trang thiết bị sân bãi và bóng sử dụng trong trận đấu.Quyết định dừng hay tiếp tục trận đấu do sự cố khán giả gây ảnh hưởng hay bất cứ sự cố nào xảy ra trên khu vực khán đài.Quyết định dừng hay tiếp tục trận đấu để đưa cầu thủ bị chấn thương ra khỏi sân thi đấu để chữa trị.Quyết định buộc cầu thủ bị chấn thương phải được đưa ra ngoài sân để săn sóc.Quyết định cho hoặc không cho phép một cầu thủ mang thêm một loại trang phục hoặc thiết bị nào khác.Quyết định (đây cũng là trách nhiệm của trọng tài) cho hoặc không cho phép bất cứ ai (người của đội bóng, nhân viên sân bãi, nhân viên an ninh, phóng viên ảnh hoặc những nhân viên truyền thông khác…) có mặt ở khu gần sân thi đấu.Những quyết định khác của trọng tài phải phù hợp với Luật bóng đá, phù hợp với nhiệm vụ trọng tài của FIFA, Liên đoàn khu vực, Liên đoàn quốc gia, các quy định của Điều lệ giải.

Quyết định 2

Trong các giải hoặc các trận đấu quy định có trọng tài thứ tư, thì chức năng và trách nhiệm của trọng tài thứ tư phải tuân theo những chỉ dẫn được IFAB thông qua trong ấn phẩm này.

Quyết định 3

Nếu công nghệ đường biên ngang được sử dụng (tùy theo từng Điều lệ giải), các trọng tài có trách nhiệm kiểm tra chức năng của công nghệ trước khi bắt đầu trận đấu. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện theo sách hướng dẫn quy định về kiểm tra chất lượng công nghệ đường biên ngang. Nếu công nghệ không đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết, trọng tài không được phép sử dụng công nghệ này và phải báo cáo sự việc với ban tổ chức.

Bạn có thể tham khảo thêm: Luật trọng tài bóng đá

Điều 6: Quy định về trợ lý trọng tài

Nhiệm vụ

Mỗi trận đấu phải có 2 trợ lý trọng tài.Tùy thuộc vào quyết định của trọng tài, trợ lý trọng tài có nhiệm vụ phải xác định rõ:

Khi bóng đã hoàn toàn vượt ra khỏi các đường giới hạn của sân thi đấu.Đội nào được đá phạt góc, phát bóng hoặc ném biên.Khi có cầu thủ phạm luật việt vị.Khi có thay thế cầu thủ dự bị.Khi có hành vi khiếm nhã hoặc vi phạm luật xảy ra ngoài tầm quan sát của trọng tài.Khi có tình huống phạm lỗi xảy ra, trợ lý trọng tài có tầm quan sát tốt hơn trọng tài (kể cả những tình huống phạm lỗi trong khu phạt đền).Khi đá phạt đền: Xác định bóng đã qua vạch cầu môn, và xác định thủ môn có di chuyển khỏi đường cầu môn trước khi bóng được đá đi hay không.

Trợ giúp

Trợ lý trọng tài cũng có trách nhiệm giúp trọng tài điều hành trận đấu theo Luật bóng đá. Trong trường hợp cần thiết, trợ lý trọng tài có thể vào sân để giúp kiểm soát khoảng cách 9,15m.Trợ lý trọng tài có những quyết định không chính xác, thể hiện năng lực yếu kém có thể bị trọng tài thay thế và trọng tài có trách nhiệm báo cáo sự việc này về Ban tổ chức giải.

Điều 7: Thời gian trận đấu

Thời gian trận đấu

Mỗi trận đấu có 2 hiệp, mỗi hiệp là 45 phút, trừ trường hợp có sự thoả thuận giữa trọng tài cùng 2 đội bóng tham dự trận đấu. Bất kỳ đề nghị nào thay đổi thời gian của trận đấu (ví dụ: Vì điều kiện ánh sáng, chỉ thi đấu mỗi hiệp 40 phút) phải có sự thoả thuận trước khi bắt đầu trận đấu và tuân theo những quy định của Điều lệ thi đấu.

Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp

Cầu thủ được quyền có thời gian nghỉ giữa 2 hiệp.Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp không được quá 15 phút.Điều lệ giải phải quy định rõ thời gian nghỉ giữa 2 hiệp.Thời gian nghỉ chỉ có thể thay đổi nếu được sự đồng ý của trọng tài.

Bù thời gian

Những tình huống sau đây được tính để bù thời gian cho mỗi hiệp đấu:

Thay thế các cầu thủ dự bị.Quá trình chăm sóc cầu thủ bị chấn thương.Di chuyển cầu thủ bị chấn thương ra ngoài sân để chăm sóc.Thời gian bị trì hoãn.Các nguyên nhân khác.

Trọng tài là người quyết định thời gian phải bù cho mỗi hiệp đấu.

Đá phạt đền tại thời điểm kết thúc hiệp đấu

Nếu một đội bóng được thực hiện hoặc thực hiện lại quả phạt đền tại thời điểm kết thúc hiệp đấu, thì thời gian hiệp đấu đó phải được kéo dài thêm để thực hiện xong quả phạt đền.

Điều 8: Quy định về bắt đầu trận đấu

1. Quả giao bóng

Định nghĩa

Quả giao bóng là một hình thức bắt đầu hoặc bắt đầu lại trận đấu:

Bắt đầu trận đấu.Sau mỗi bàn thắng hợp lệ.Bắt đầu hiệp 2 của trận đấu.Bắt đầu mỗi hiệp phụ (nếu có).Bàn thắng có thể được ghi trực tiếp từ quả giao bóng.

Thủ tục giao bóng

a. Trước khi thực hiện quả giao bóng để bắt đầu trận đấu hoặc hiệp phụ

Trọng tài tung đồng xu và đội thắng có quyền chọn cầu môn nào mà đội mình sẽ tấn công trong hiệp một của trận đấu.Đội đối phương sẽ được quyền đá quả giao bóng bắt đầu trận đấu.Đội được quyền chọn sân sẽ được đá quả giao bóng để bắt đầu hiệp 2.Hiệp 2 của trận đấu, 2 đội đổi sân và như vậy, hướng tấn công của từng đội sẽ ngược lại với hiệp 1.

b. Giao bóng:

Sau mỗi bàn thắng hợp lệ, đội vừa bị ghi bàn thực hiện quả giao bóng.Tất cả cầu thủ của 2 đội bóng đều phải đứng trên phần sân của đội mình.Đội không được quyền giao bóng phải đứng cách xa bóng ít nhất là 9,15m cho đến khi bóng được đá vào cuộc.Bóng phải được đặt tại điểm giữa sân.Trọng tài thổi còi ra hiệu.Bóng vào cuộc ngay sau khi được đá đi, về phía trước.Cầu thủ đá quả giao bóng không được tiếp tục chạm bóng lần thứ 2 nếu bóng chưa được chạm hoặc đá bởi một cầu thủ khác.

Vi phạm và xử phạt

Nếu cầu thủ giao bóng chạm lại bóng trước khi bóng chạm vào một cầu thủ khác:

Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt).

Đối với bất kỳ vi phạm nào khác về quá trình tiến hành quả giao bóng: Quả giao bóng được thực hiện lại.

Tham khảo thêm bài viết: Luật giao bóng trong bóng đá

2. Quả thả bóng

Định nghĩa:

Quả thả bóng là hình thức để tiếp tục lại trận đấu sau khi trọng tài tạm dừng trận đấu vì những lý do nào không được đề cập đến trong Luật thi đấu.

Quy trình tiến hành quả thả bóng:

Quả thả bóng sẽ được trọng tài thực hiện tại nơi bóng dừng. Trừ trường hợp bóng dừng trong khu cầu môn, trọng tài sẽ thực hiện quả thả bóng tại điểm gần nhất nơi bóng dừng trên đường giới hạn khu cầu môn song song với đường biên ngang. Bóng vào cuộc ngay sau khi chạm đất.

Vi phạm và xử phạt

Quả thả bóng phải thực hiện lại, nếu:

Có cầu thủ chạm bóng trước khi bóng chạm đất.Sau khi thả, bóng đã vượt qua ngoài đường giới hạn sân, khi chưa chạm bất cứ một cầu thủ nào.

Nếu bóng vào cầu môn:

Nếu một quả thả bóng được một cầu thủ đá trực tiếp vào khung thành của đội đối phương, đội đối phương sẽ được quyền đá phát bóng.Nếu một quả thả bóng được một cầu thủ đá trực tiếp vào chính khung thành của đội mình, đối phương sẽ được hưởng quả phạt gó

Điều 9: Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc

1. Bóng ngoài cuộc khi:

Bóng ngoài cuộc hay còn gọi là bóng ngoài sân khi:

Bóng đã vượt qua hẳn đường biên ngang, biên dọc dù ở mặt sân hay trên không.Trọng tài đã thổi còi dừng trận đấu.

2. Bóng trong cuộc khi:

Bóng được coi là bóng trong cuộc suốt thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trận đấu, kể cả trong các trường hợp:

Bóng bật vào sân từ cột dọc, xà ngang cầu môn hoặc cột cờ góc.Bóng bật vào sân từ trọng tài hoặc trợ lý trọng tài đứng trong sân.

Điều 10: Bàn thắng hợp lệ

1. Bàn thắng hợp lệ

Bàn thắng hợp lệ khi quả bóng đã hoàn toàn vượt qua đường cầu môn giữa 2 cột dọc và dưới xà ngang nếu trước đó không xảy ra bất kỳ vi phạm nào về Luật của đội ghi bàn.

2. Đội thắng cuộc

Đội ghi được nhiều bàn thắng hơn trong trận đấu là đội thắng. Nếu hai đội không ghi được bàn thắng nào hoặc có số bàn thắng bằng nhau thì trận đấu được coi là hoà.

3. Quy định đối với Điều lệ thi đấu nếu bắt buộc xác định đội thắng cuộc

Khi Điều lệ giải quy định phải có một đội thắng sau trận đấu, hoặc 2 đội vẫn hoà nhau sau khi thi đấu sân nhà – sân đối phương, thì IFAB chỉ cho phép sử dụng những trình tự sau đây để xác định đội thắng:

Số bàn thắng ghi được trên sân đối phương.Thi đấu hiệp phụ.Thi đá luân lưu 11m.

4. Công nghệ đường biên ngang

Hệ thống công nghệ đường biên ngang có thể được sử dụng để giúp trọng tài ra quyết định về bàn thắng hợp lệ hay không hợp lệ. Việc sử dụng công nghệ đường biên ngang phải được nêu rõ trong Điều lệ giải.

Điều 11: Quy định về lỗi phạm việt vị

1. Vị trí việt vị

Cầu thủ chỉ ở vị trí việt vị thì không coi là phạm

.

Cầu thủ ở vị trí việt vị khi:

Đứng gần đường biên ngang sân đối phương hơn bóng và gần hơn cầu thủ đối phương cuối cùng thứ 2.

Cầu thủ không ở vị trí việt vị khi:

Còn ở phần sân nhà.Ngang hàng với cầu thủ đối phương cuối cùng thứ 2.Ngang hàng với 2 cầu thủ đối phương cuối cùng.

2. Cầu thủ vi phạm Luật việt vị khi:

Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị chỉ bị xử phạt nếu ở thời điểm đồng đội chuyền bóng hoặc chạm bóng, theo nhận định của trọng tài, cầu thủ đó tham gia vào đường bóng đó một cách tích cực như:

Can thiệp vào trận đấuCản trở đối phương.Được hưởng lợi từ vị trí việt vị.

3. Cầu thủ không vi phạm khi:

Cầu thủ ở vị trí việt vị không bị phạt nếu nhận bóng trực tiếp từ:

Quả phát bóng.Quả ném biên.Quả phạt góc.

4. Xử phạt việt vị

Khi cầu thủ vi phạm luật việt vị, trọng tài cho đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi xảy ra vi phạm.

Điều 12: Lỗi và hành vi khiếm nhã

1. Những lỗi phạt trực tiếp

Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp nếu cầu thủ vi phạm 1 trong 7 lỗi sau đây mà theo nhận định của trọng tài là bất cẩn, liều lĩnh hoặc dùng sức mạnh một cách quá mức:

Đá hoặc tìm cách đá đối phương.Ngáng hoặc tìm cách ngáng đối phương.Nhẩy vào đối phương.Chèn đối phương.Đánh hoặc tìm cách đánh đối phương.Đẩy đối phương.Xoạc đối phương.

Đội đối phương cũng sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp khi có cầu thủ phạm một trong ba lỗi sau đây:

Lôi kéo đối phương.Nhổ nước bọt vào đối phương.Cố tình chơi bóng bằng tay (trừ thủ môn trong khu phạt đền của đội mình).

Quả phạt trực tiếp sẽ được thực hiện tại nơi xảy ra lỗi.

Phạt đền

Cầu thủ vi phạm bất kỳ lỗi nào trong mười lỗi phạt trực tiếp, phạm lỗi trong khu phạt đền của đội mình, không kể bóng đang ở đâu miễn là đang trong cuộc, sẽ bị phạt quả phạt đền.

2. Những lỗi phạt gián tiếp

Thủ môn trong khu phạt đền của đội mình phạm một trong bốn lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián tiếp:

Giữ bóng trong tay lâu quá 6 giây trước khi thả bóng khỏi tay.Chạm bóng trở lại bằng tay sau khi đã thả bóng khỏi tay, nếu bóng chưa chạm bất kỳ một cầu thủ nào khác.Chạm hoặc bắt bóng bằng tay khi đồng đội cố tình đá bóng về cho anh ta.Chạm bóng bằng tay từ quả ném biên về của đồng đội.

Theo nhận định của trọng tài, cầu thủ phạm một trong bốn lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián tiếp:

Có lối chơi nguy hiểm.Ngăn cản đường tiến của đối phương.Ngăn cản thủ môn thả bóng khỏi tay.Vi phạm bất kỳ lỗi nào không đề cập trong Luật XII mà bị cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu.

Quả phạt gián tiếp sẽ được thực hiện tại nơi xảy ra vi phạm (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt).

3. Xử phạt (bằng thẻ)

Thẻ vàng được sử dụng để cảnh cáo đối với cầu thủ đang thi đấu, cầu thủ dự bị, hoặc cầu thủ đã được thay thế.Thẻ đỏ được sử dụng để truất quyền thi đấu đối với cầu thủ đang thi đấu, cầu thủ dự bị, hoặc cầu thủ đã được thay thế.Thẻ vàng, thẻ đỏ chỉ được sử dụng đối với cầu thủ đang thi đấu, cầu thủ dự bị hoặc cầu thủ đã được thay thế.Trọng tài có quyền đưa ra các hình thức xử phạt kể từ khi bắt đầu vào sân cho đến khi rời khỏi sân sau khi thổi còi kết thúc trận đấu.Cầu thủ có hành vi vi phạm Luật thi đấu trong hoặc ngoài sân đấu đối với đối phương, đồng đội, trọng tài, trợ lý trọng tài hay bất kỳ cá nhân nào khác sẽ bị xử phạt theo đúng những quy định dưới đây:

4. Những lỗi bị cảnh cáo

4.1. Cầu thủ vi phạm một trong bảy lỗi sau đây sẽ bị cảnh cáo:

Có hành vi phi thể thao.Có lời lẽ hoặc hành động phản đối lại quyết định của trọng tài.Liên tục vi phạm Luật.Trì hoãn hoặc cản trở việc bắt đầu lại trận đấu.Không tuân thủ quy định về cự ly yêu cầu trong những quả phạt, phạt góc hoặc ném biên.Vào hoặc trở lại sân không được sự cho phép của trọng tài.Tự ý rời khỏi sân không được trọng tài đồng ý.

4.2. Cầu thủ dự bị hoặc cầu thủ đã bị thay thế sẽ bị cảnh cáo nếu vi phạm một trong ba lỗi sau đây:

Có hành vi phi thể thao.Có lời lẽ hoặc hành động phản đối quyết định của trọng tài.Cản trở việc bắt đầu lại trận đấu.

5. Những lỗi bị truất quyền thi đấu

Cầu thủ, cầu thủ dự bị hoặc cầu thủ đã bị thay thế vi phạm một trong bảy lỗi sau đây sẽ bị truất quyền thi đấu:

Phạm lỗi nghiêm trọng.Có hành vi bạo lực.Nhổ nước bọt vào đối phương hoặc bất kỳ người nào khác.Ngăn cản một bàn thắng hoặc một cơ hội ghi bàn rõ ràng của đối phương bằng cách cố tình chơi bóng bằng tay (không áp dụng đối với thủ môn trong khu phạt đền của đội mình).Ngăn cản một cơ hội ghi bàn rõ ràng của đối phương bằng hành động phạm lỗi sẽ bị xử phạt quả phạt hoặc phạt đền.Dùng lời lẽ, hành động xúc phạm, xỉ nhục hoặc lăng mạ.Nhận thẻ vàng thứ 2 trong một trận đấu.

Cầu thủ, cầu thủ dự bị hoặc cầu thủ đã bị thay thế bị phạt thẻ đỏ phải rời khỏi khu vực kỹ thuật, kể cả khu vực gần sân thi đấu.

Điều 13: Phạt trực tiếp và phạt gián tiếp

1. Quả phạt khi cầu thủ đối phương phạm lỗi

Quả phạt gồm quả phạt trực tiếp và quả phạt gián tiếp.

2. Quả phạt trực tiếp

Bóng vào cầu môn

Nếu một quả đá phạt trực tiếp, bóng trực tiếp đi vào cầu môn đối phương, bàn thắng được công nhận.Nếu một quả đá phạt trực tiếp, bóng trực tiếp đi vào cầu môn đội đá phạt, đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt góc.

3. Quả phạt gián tiếp

3.1. Ký hiệu

Trọng tài ra hiệu quả phạt gián tiếp bằng cách giơ tay cao qua đầu. Trọng tài sẽ giữ nguyên tư thế này cho tới khi quả phạt được thực hiện và bóng đã chạm một cầu thủ khác hoặc ra ngoài phạm vi sân thi đấu.

3.2. Bóng vào cầu môn

Bàn thắng chỉ được công nhận nếu trước khi bóng vào cầu môn đã chạm một cầu thủ khác:Nếu một quả phạt gián tiếp, bóng trực tiếp vào cầu môn đối phương, đội đối phương được hưởng quả đá phát bóng.Nếu một quả phạt gián tiếp, bóng trực tiếp vào cầu môn đội đá phạt, đội đối phương được hưởng quả phạt góc.

4. Trình tự thực hiện

Đối với các quả phạt trực tiếp và gián tiếp, bóng phải được đặt ở thế tĩnh khi thực hiện đá phạt và cầu thủ đá phạt không được phép chạm bóng lần thứ hai nếu bóng chưa chạm cầu thủ khác.

5. Vị trí đá phạt

5.1. Quả phạt trong khu phạt đền

a. Quả phạt trực tiếp hoặc gián tiếp dành cho đội phòng ngự được hưởng:

Tất cả cầu thủ đối phương phải cách bóng tối thiểu 9,15m.Tất cả cầu thủ đối phương phải đứng ngoài khu phạt đền cho tới khi bóng vào cuộc.Bóng được coi là vào cuộc khi được đá trực tiếp ra ngoài khu phạt đền.Một quả phạt trong phạm vi khu cầu môn có thể được thực hiện tại bất cứ điểm nào trong khu cầu môn đó.

b. Quả phạt gián tiếp đội tấn công được hưởng:

Tất cả các cầu thủ đối phương phải cách bóng tối thiểu 9,15m cho tới khi bóng vào cuộc, trừ khi họ đứng trên đường cầu môn đội mình giữa hai cột dọc.Bóng được coi là trong cuộc khi bóng đã được đá và di chuyển.Một quả phạt gián tiếp trong khu cầu môn phải được thực hiện trên đường giới hạn khu cầu môn song song với đường biên ngang, tại điểm gần với vị trí phạm lỗi nhất.

5.2. Quả phạt ngoài khu phạt đền

Tất cả cầu thủ đối phương phải cách bóng tối thiểu 9,15m cho tới khi bóng vào cuộc.Bóng được coi là trong cuộc khi bóng đã được đá và di chuyển.Quả phạt được thực hiện tại vị trí lỗi xảy ra hoặc tại vị trí có bóng khi lỗi xảy ra (tùy thuộc vào lỗi vi phạm).

6. Những vi phạm và xử phạt

Nếu, khi thực hiện một quả phạt, một cầu thủ đối phương đứng gần bóng hơn khoảng cách qui đinh:

Quả phạt được thực hiện lại.Nếu, khi đội phòng ngự thực hiện quả phạt trong khu phạt đền của đội mình, bóng không trực tiếp được đá ra khỏi khu phạt đền:Quả phạt được thực hiện lại.

6.1. Cầu thủ thực hiện quả phạt không phải thủ môn

a. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đá phạt chạm bóng lần hai (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt) b. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đá phạt cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác:Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt)Đội đối phương được hưởng quả phạt đền nếu lỗi xảy ra trong phạm vi khu phạt đền của cầu thủ đá phạt.

6.2. Thủ môn thực hiện đá phạt

a. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, thủ môn chạm bóng lần hai (không phải bằng tay), trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi.

b. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, thủ môn cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

Nếu lỗi xảy ra ngoài khu phạt đền của thủ môn, đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗiNếu lỗi xảy ra trong phạm vi khu phạt đền của thủ môn, đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi.

Điều 14: Quả phạt đền

Cầu thủ vi phạm một trong 10 lỗi dẫn đến quả phạt trực tiếp, vị trí phạm lỗi trong khu phạt đền của đội mình và lúc bóng đang trong cuộc, đội bóng đó sẽ bị phạt quả phạt đền, hay một quả penalty.

Một bàn thắng có thể được ghi trực tiếp từ quả phạt đền.

Khi quả phạt đền được thực hiện vào cuối mỗi hiệp chính hoặc hiệp phụ, thời gian phải được kéo dài thêm để thực hiện xong quả phạt đền.

1. Vị trí bóng và các cầu thủ:

1.1. Bóng:

Phải được đặt trên chấm phạt đền.

1.2. Cầu thủ thực hiện quả phạt đền:

Phải được xác định một cách rõ ràng.

1.3. Thủ môn đội phòng ngự:

Phải đứng trên đường cầu môn giữa hai cột dọc, mặt hướng về phía cầu thủ thực hiện quả phạt đền, cho tới khi bóng được đá vào cuộc.

1.4. Các cầu thủ khác, phải:

Trong phạm vi sân thi đấu.Ngoài khu phạt đền.Phía sau chấm phạt đền.Cách chấm phạt đền tối thiểu 9,15m.

2. Trình tự thực hiện quả phạt đền

Sau khi các cầu thủ đã ở đúng vị trí như qui định trong Luật này, trọng tài thổi còi cho thực hiện quả phạt đền.Cầu thủ đá phạt đền phải đá bóng về phía trước.Cầu thủ đá phạt đền không được phép chạm bóng lần thứ hai, trước khi bóng chạm một cầu thủ khác.Bóng được coi là trong cuộc khi bóng được đá và di chuyển về phía trước.

Khi quả phạt đền được diễn ra trong khoảng thời gian thi đấu thông thường, hoặc thời gian được kéo dài vào cuối hiệp hoặc cuối trận để thực hiện hoặc thực hiện lại quả phạt đền, bàn thắng được công nhận nếu, trước khi bóng vượt qua đường cầu môn ở vị trí giữa các cột dọc và phía dưới xà ngang: Bóng chạm một hoặc cả hai cột dọc và/hoặc xà ngang và/hoặc thủ môn.

Trọng tài là người quyết định khi nào quả phạt đền được thực hiện xong.

3. Những vi phạm và xử phạt

3.1. Nếu sau khi trọng tài ra hiệu còi cho thực hiện quả phạt đền và trước khi bóng vào cuộc, một trong những vi phạm sau xảy ra:

a. Cầu thủ đá phạt đền vi phạm Luật thi đấu

Trọng tài vẫn cho phép thực hiện quả phạt.Nếu bóng vào cầu môn, quả phạt đền được thực hiện lại.Nếu bóng không vào cầu môn, trọng tài cho dừng trận đấu và trận đấu được bắt đầu lại với quả phạt gián tiếp dành cho đội phòng ngự thực hiện, tại vị trí xảy ra vi phạm.

b. Thủ môn vi phạm Luật thi đấu:

Trọng tài vẫn cho phép thực hiện quả phạt.Nếu bóng vào cầu môn, bàn thắng được công nhận.Nếu bóng không vào cầu môn, quả phạt đền được thực hiện lại.

c. Đồng đội của cầu thủ đá phạt vi phạm Luật thi đấu:

Trọng tài vẫn cho phép thực hiện quả phạt.Nếu bóng vào cầu môn, quả phạt đền được thực hiện lại.Nếu bóng không vào cầu môn, trọng tài cho dừng trận đấu và trận đấu được bắt đầu lại với quả phạt gián tiếp dành cho đội phòng ngự thực hiện, tại vị trí xảy ra vi phạm.

d. Đồng đội của thủ môn vi phạm Luật thi đấu:

Trọng tài vẫn cho phép thực hiện quả phạt.Nếu bóng vào cầu môn, bàn thắng được công nhận.Nếu bóng không vào cầu môn, quả phạt đền được thực hiện lại.

e. Cầu thủ của cả đội phòng ngự và đội tấn công vi phạm Luật thi đấu:

Quả phạt được thực hiện lại

3.2. Nếu, sau khi quả phạt đền đã được thực hiện:

a. Cầu thủ đá phạt chạm bóng lần thứ hai (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt).

b. Cầu thủ đá phạt cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt)

c. Nếu một người ngoài cuộc chạm bóng khi bóng đang di chuyển về phía trước:

Quả phạt được thực hiện lại.

d. Nếu bóng bật lại từ thủ môn, xà ngang hoặc cột dọc bật trở lại sân thi đấu và sau đó chạm người ngoài cuộc:

Trọng tài cho dừng trận đấu.Trận đấu được bắt đầu lại bằng quả thả bóng chạm đất tại vị trí khi bóng chạm người ngoài cuộc, trừ khi bóng chạm người ngoài cuộc trong khu cầu môn. Trong trường hợp này, trọng tài thả bóng trên đường giới hạn khu cầu môn song song với đường biên ngang, tại điểm gần nhất với nơi có bóng khi trận đấu bị dừng lại.

Điều 15: Ném biên

1. Trình tự thực hiện

Khi thực hiện quả ném biên, cầu thủ ném biên phải:

Hướng mặt vào sân thi đấu.Dẫm một phần mỗi chân lên đường biên dọc hoặc đứng hẳn ra ngoài đường biên dọc.Cầm bóng bằng cả hai tay.Ném bóng từ phía sau và qua đầu.Ném bóng từ vị trí bóng ra khỏi sân.

Tất cả cầu thủ đối phương phải đứng cách xa vị trí thực hiện quả ném biên ít nhất là 2m. Bóng được coi là trong cuộc khi đã vào sân.

Sau khi ném biên, cầu thủ ném biên không được phép chạm bóng lần thứ hai cho tới khi bóng chạm cầu thủ khác.

2. Những vi phạm và xử phạt

2.1. Cầu thủ thực hiện quả ném biên không phải là thủ môn

a. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ ném biên chạm bóng lần hai (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt gián tiếp, được thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt).

b. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ ném biên cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp, được thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt).Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt đền nếu lỗi vi phạm trong khu phạt đền của cầu thủ ném biên.

2.2. Thủ môn thực hiện quả ném biên

a. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, thủ môn chạm bóng lần thứ hai (không phải bằng tay), trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp, được thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt)

b. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, thủ môn cố tình chơi bóng bằng tay trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

Nếu lỗi xảy ra ngoài khu phạt đền của thủ môn, đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt).Nếu lỗi xảy ra trong khu phạt đền, đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt gián tiếp thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt).

2.3. Nếu một cầu thủ đối phương cố tình làm phân tán hoặc cản trở cầu thủ ném biên:

Cầu thủ này sẽ bị cảnh cáo vì đã có hành vi phi thể thao.

2.4. Đối với bất cứ vi phạm khác của Luật này:

Quyền ném biên được chuyển cho đội đối phương

Điều 16: Quả phát bóng

Quả phát bóng là một hình thức bắt đầu lại trận đấu.Quả phát bóng được thực hiện khi bóng đã hoàn toàn vượt ra khỏi đường biên ngang, dù là ở mặt đất hay trên không, do cầu thủ của đội tấn công chạm bóng lần cuối cùng, và không có bàn thắng được công nhận theo Luật X.Một bàn thắng có thể trực tiếp được ghi từ quả phát bóng, nhưng chỉ được tính nếu bóng vào cầu môn đội đối phương.

1. Trình tự thực hiện

Bóng được một cầu thủ của đội phòng ngự đá từ bất cứ điểm nào trong phạm vi khu cầu môn.Các cầu thủ đối phương đứng ở phía ngoài khu phạt đền cho tới khi bóng vào cuộc.Cầu thủ phát bóng không được phép chạm lại bóng cho tới khi bóng chạm cầu thủ khác.Bóng được coi là vào cuộc khi được đá trực tiếp ra ngoài khu phạt đền.

2. Những vi phạm và xử phạt

Nếu khi thực hiện quả phát bóng, bóng không được đá trực tiếp ra khỏi khu phạt đền:

Quả phát bóng được thực hiện lại.

2.1. Cầu thủ (không phải thủ môn) thực hiện quả phát bóng

a. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đã đá quả phát bóng lại chạm bóng lần hai (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm một cầu thủ khác:

Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt).

b. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đã đá quả phát bóng cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp, thực hiện tại vị trí phạm lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt).Đội đối phương được hưởng quả phạt đền nếu lỗi xảy ra trong khu phạt đền của cầu thủ phát bóng.

2.2. Thủ môn thực hiện quả phát bóng

a. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, thủ môn chạm bóng lần hai (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp, được thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt).

b. Nếu sau khi bóng vào cuộc, thủ môn cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm một cầu thủ khác:

Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp nếu vị trí vi phạm ngoài khu phạt đền của thủ môn, quả phạt được thực hiện tại vị trí xảy ra vi phạm (xem Luật XIII – Vị trí của quả phạt).Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp nếu vị trí vi phạm trong khu phạt đền của thủ môn, quả phạt được thực hiện tại vị trí xảy ra vi phạm (xem Luật XIII – Vị trí của quả phạt).

2.3. Đối với bất cứ trường hợp vi phạm nào khác của Luật này:

Quả phát bóng được thực hiện lại

Xem thêm bài viết chi tiết: Luật phát bóng

Điều 17: Quả phạt góc

Quả phạt góc là một hình thức bắt đầu lại trận đấu.

Quả phạt góc được thực hiện khi bóng hoàn toàn vượt ra khỏi đường biên ngang, dù là trên mặt đất hay không, do cầu thủ của đội phòng ngự chạm bóng lần cuối cùng, và không có bàn thắng được công nhận theo Luật bàn thắng.

Một bàn thắng có thể trực tiếp được ghi từ quả phạt góc, nhưng chỉ được tính khi bóng vào cầu môn đối phương.

1. Trình tự thực hiện

Bóng phải được đặt trong phạm vi vòng cung góc sân gần với vị trí khi bóng vượt ra khỏi đường biên ngang nhất.Không được phép di chuyển cột cờ góc.Các cầu thủ đối phương phải đứng cách vòng cung góc sân tối thiểu 9,15m cho tới khi bóng vào cuộc.Cầu thủ đá phạt góc phải là cầu thủ đội tấn công.Bóng được coi là trong cuộc khi được đá và di chuyển.Cầu thủ đá phạt góc không được phép chạm bóng lần thứ hai trước khi bóng chạm một cầu thủ khác.

2. Những vi phạm và xử phạt

2.1. Cầu thủ (không phải thủ môn) thực hiện quả phạt góc

a. Nếu sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đá phạt góc chạm bóng lần hai (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt).

b. Nếu sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đá phạt góc cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt).Đội đối phương được hưởng quả phạt đền nếu lỗi xảy ra trong khu phạt đền của cầu thủ đá phạt góc.

2.2. Thủ môn thực hiện quả phạt góc

a. Nếu sau khi bóng vào cuộc, thủ môn chạm bóng lần hai (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp, được thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt).

b. Nếu, sau khi bóng vào cuộc, thủ môn cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

Nếu lỗi xảy ra ngoài khu phạt đền của thủ môn, đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt). Nếu lỗi xảy ra trong khu phạt đền của thủ môn, đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII – Vị trí đá phạt).

2.3. Đối với bất cứ vi phạm nào khác của Luật này:

Quả phạt góc được thực hiện lại.

Ngoài ra, tùy từng giải đấu bóng đá cụ thể mà ban tổ chức sẽ điều chỉnh và bổ sung một số điều luật phù hợp như

Quy định về thẻ phạt và phạt nguộiQuy định, Luật thi đấu thể thức playoff , lượt đi, lượt vềQuy đinh, luật sắp xếp Bảng xếp hạngQuy định về quảng cáo trên áo và trên sânQuy định về thăng hạng và xuống hạngTrợ lý trọng tài Video Asistants Referee (VAR)Quy định về các hành vi phân biệt màu da, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, …

Trên đây là bài viết luật thi đấu bóng đá 11 người, bạn đọc có thể quan tâm một số bài viết khác như: Quy trình, biện pháp thi công sân bóng đá cỏ nhân tạo, Bảo dưỡng sân bóng đá mini cỏ nhân tạo,…

Top 7 luật bóng đá 11 người tổng hợp bởi TOPZ Eduvn

Luật Thi Đấu Bóng Đá 11 Người Chuẩn Nhất

  • Tác giả: elipsport.vn
  • Ngày đăng: 09/18/2022
  • Đánh giá: 4.73 (570 vote)
  • Tóm tắt: 2. Luật ném biên bóng đá 11 người · Quay mặt vào sân. · Có thể dẫm 1 phần của chân lên đường biên dọc hay đứng ngoài đường biên dọc. · Dùng cả 2 tay ném bóng từ …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Đá phạt bao gồm đá phạt trực tiếp và đá phạt gián tiếp. Nếu một quả đá phạt được thực hiện trực tiếp vào khung thành đối phương, nó được tính là một bàn thắng. Khi được hưởng quả đá phạt gián tiếp, trọng tài phải duỗi một tay ra và ngẩng đầu lên để …

Blog Thể Thao HCM

  • Tác giả: thethaohcm.com.vn
  • Ngày đăng: 08/25/2022
  • Đánh giá: 4.55 (240 vote)
  • Tóm tắt: Chơi xấu một cách nghiêm trọng. · Có hành vi bạo lực trên sân bóng. · Nhổ nước bọt vào đối thủ hoặc bất kỳ người nào trên sân. · Ngăn cản đối …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Các cầu thủ trong đội sẽ mặc đồng phục gồm quần đùi, áo sơ mi (ngắn tay hoặc dài tay). Các thủ môn sẽ có một bộ dụng cụ riêng để tạo sự khác biệt với phần còn lại của đội. Quần áo dành cho thủ môn cũng bao gồm quần áo (dài hoặc ngắn) và một đôi găng …

Luật bóng đá quốc tế 11 người mới nhất của FIFA

  • Tác giả: pe.agu.edu.vn
  • Ngày đăng: 02/07/2023
  • Đánh giá: 4.33 (568 vote)
  • Tóm tắt: Luật bóng đá quốc tế 11 người mới nhất của FIFA · Lỗi cực kỳ nghiêm trọng, không thể chấp nhận, bao gồm cả hành vi nhổ nước bọt vào đối phương …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Khi trọng tài thổi còi, cầu thủ mới được thực hiện sút phạt. Cầu thủ đá phạt đền không được chạm bóng lần thứ hai nếu bóng chưa chạm vào một cầu thủ khác trước đó. Nếu cầu thủ đá phạt chạm bóng lần hai khi chưa có cầu thủ nào chạm bóng trước đó thì …

Luật bóng đá 11 người mới nhất của FIFA

  • Tác giả: aobongda.net
  • Ngày đăng: 06/13/2022
  • Đánh giá: 4.16 (592 vote)
  • Tóm tắt: Nếu đã rời sân để chỉnh đốn trang phục, khi muốn trở lại sân, cầu thủ đó phải được trọng tài cho phép khi bóng ngoài cuộc. Trước khi được phép tiếp tục thi đấu, …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Khi trọng tài thổi còi, cầu thủ mới được thực hiện sút phạt. Cầu thủ đá phạt đền không được chạm bóng lần thứ hai nếu bóng chưa chạm vào một cầu thủ khác trước đó. Nếu cầu thủ đá phạt chạm bóng lần hai khi chưa có cầu thủ nào chạm bóng trước đó thì …

Luật thi đấu trong môn bóng đá 11 người

  • Tác giả: phuongnam24h.com
  • Ngày đăng: 10/23/2022
  • Đánh giá: 3.99 (208 vote)
  • Tóm tắt: Đối với bóng đá 11 người thì số lượng cầu thủ thi đấu sẽ là 11, bao gồm cả thủ môn. Trong quá trình thi đấu, các cầu thủ có thể bị phạt thẻ vàng, thẻ đỏ và buộc …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Bên cạnh trọng tài chính thì còn có các trợ lý trọng tài. Những luật về trợ lý trọng tài được quy định trong điều 6. Số lượng trợ lý trọng tài có thể là từ 3 – 5 tùy vào mỗi trận. Mỗi trọng tài trợ lý đều đảm nhận những vai trò và nhiệm vụ khác …

FIFA công bố luật bóng đá 11 người mới nhất

  • Tác giả: vecgroup.vn
  • Ngày đăng: 05/21/2022
  • Đánh giá: 3.59 (580 vote)
  • Tóm tắt: Luật ném biên bóng đá 11 người quy định khi bóng vượt ra đường biên dọc dù trên mặt sân hay đá trên không thì cầu thủ của đội nào không chạm …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Trọng tài dùng thẻ vàng để phạt cảnh cáo đối với các cầu thủ đang thi đấu trên sân, cầu thủ dự bị hay cầu thủ đã bị thay ra ngoài. Trọng tài dùng thẻ đỏ để truất quyền thi đấu trực tiếp đối các với cầu thủ đang thi đấu trên sân, cầu thủ dự bị hoặc …

Luật bóng đá 11 người: điều luật quy định mới nhất 2022

  • Tác giả: thethaonamviet.vn
  • Ngày đăng: 11/18/2022
  • Đánh giá: 3.4 (369 vote)
  • Tóm tắt: Giới thiệu bóng đá 11 người… · II. Các điều luật quy định mới…
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Khi cầu thủ bị hàng phòng ngự đối phương gây phạm lỗi ở ngoài vòng cấm thì sẽ có quả đá phạt trực tiếp và gián tiếp. Nơi phạm lỗi sẽ là vị trí đá phạt. Cầu thủ làm hàng rào cách vị trí phạt ít nhất 9,15m. Nếu vị trí quá gần khu vực 16,50m, hàng rào …
Đánh giá bài viết