Danh sách 6 kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hay nhất, đừng bỏ qua
Dưới đây là danh sách kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hay nhất và đầy đủ nhất
Haylamdo sưu tầm trên 1000 bài văn mẫu cực hay gồm 10 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài thi môn Ngữ văn. Mời các bạn theo dõi:
Top 10 mẫu Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử (Hay nhất)
Đề bài: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em biết. (5 mẫu)
Xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử có biết bao câu chuyện thú vị. Những câu chuyện đó giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc sống và con đường để họ trở thành những người có nhiều đóng góp làm thay đổi cuộc sống của chúng ta và thậm chí thay đổi cả thế giới. Em hãy kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
* Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử:
– Giới thiệu được nhân vật và sự việc có thật liên quan đến nhân vật đó.
– Kể được sự việc theo một trình tự hợp lí; có sử dụng các yếu tố miêu tả trong khi kể.
– Nêu được ý nghĩa của sự việc.
– Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được kể.
* Phân tích bài tóm tắt tham khảo
Thô-mát Ê-đi-xơn và màn “trình diễn” ánh sáng
+ Bài viết kể về màn “trình diễn” ánh sáng.
+ Sự việc đó có thật và liên quan đến nhà khoa học nổi tiếng Thổ-mát Ê-đi-xơn.
+ Diễn biến của sự việc: Ê-đi-xơn đã cho treo hàng trăm bóng đèn điện quanh phòng thí nghiệm, quanh nhà và dọc con đường nơi ông sống.
+ Sự việc có ý nghĩa: Màn “trình diễn ánh sáng của Ê-đi-xơn mở đầu cho việc đưa ánh sáng đèn điện đến với cuộc sống của con người.
+ Người viết bày tỏ suy nghĩ về sự việc: “Màn trình diễn” đó đã mở ra một kỉ nguyên ánh sáng mới, làm thay đổi thế giới.
+ Bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả: Những chiếc bóng đèn có vỏ ngoài được làm bằng thuỷ tinh cách nhiệt, bên trong có chứa dây đốt làm bằng sợi cacbon, toả ra thứ ánh sáng liên tục và dìu dịu.
* Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi tóm tắt
a. Lựa chọn đề tài:
– Chọn nhân vật lịch sử là nhà quân sự, chính trị, khoa học, văn hóa, …. : Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, …
– Chọn sự việc liên quan đến cuộc sống hay chiến công, thành tựu của nhân vật.
b. Tìm ý:
– Thời gian, không gian diễn ra sự việc.
– Diễn biến sự việc.
– Ý nghĩa sự việc.
– Suy nghĩ của bản thân về sự việc được kể.
c. Lập dàn ý:
2. Viết bài
– Triển khai viết bài theo dàn ý:
Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử – mẫu 1
Bài mẫu tham khảo:
Khi Trần Quốc Tuấn còn nhỏ, thân phụ ông với vua Trần Thái Tông, vốn là hai anh em trở nên bất hòa. Năm 1251, trước khi qua đời, Trần Liễu trăng trối với con trai rằng: “Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt!”. Trần Quốc Tuấn tuy gật đầu, nhưng ông không cho đó là điều phải mà luôn tìm mọi cách xóa bỏ mọi hiềm khích trong hoàng tộc.
Cuối năm 1284, giặc Nguyên – Mông sắp kéo đại binh sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh. Từ Vạn Kiếp, Vương kéo quân mã về Thăng Long để cùng Triều đình bàn kế chống giặc.
Một hôm, Trần Quốc Tuấn mời Thái sư Thượng tướng quân Trần Quang Khải xuống chiếc thuyền đóng tại Đông Bộ Đầu để đàm đạo. Trần Quốc Tuấn đã dùng nước thơm tắm cho Trần Quang Khải. Vừa dội nước thơm lên người Thái sư, vị Tiết chế Quốc công nói:
– Thật hạnh ngộ, tôi được tắm hầu Thái sư.
– Diễm phúc biết bao, tôi được Quốc công tắm cho.
Từ đó, mối tị hiềm giữa hai người được xóa bỏ hẳn.
Lúc bấy giờ thế giặc mạnh lắm, ta nên “đánh” hay nên “hòa”? Trần Quốc Tuấn đã xin Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông mời các bô lão cao tuổi nhất, danh vọng nhất về Thăng Long để bàn kế giữ nước. Tại điện Diên Hồng tiếng hô “Quyết chiến! Quyết chiến!” của các bô lão rung chuyển Kinh thành.
Trần Quốc Tuấn viết “Hịch tướng sĩ” và “Binh thư yếu lược”. Tướng sĩ hăm hở luyện tập cung tên, giáo mác, chiến mã. Hàng vạn hùng binh thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”. Mùa hè năm 1285, 50 vạn quân xâm lược Nguyên – Mông bị đánh tơi tả. Toa Đô bị quân ta chém đầu. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng tránh mũi tên tẩm thuốc độc mới thoát chết!
Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử – mẫu 2
Đất nước có được nền hòa bình ngày hôm nay, không biết bao cha anh đã ngã xuống, không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một tấm gương sáng trong số những người anh hùng như vậy.
Anh Kim Đồng là người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ – một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu. Sống trong cảnh đất nước bị xâm lược nên từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi. Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.
Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử – mẫu 3
Bác Hồ là vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. Bác hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp cho chúng ta học tập và noi theo. Bác không chỉ có lối sống trách nhiệm, chu toàn, giản dị mà ở Người còn lấp lánh vẻ đẹp của tình yêu thương. Câu chuyện kể về Bác với anh cán bộ làm em nhớ mãi.
Chuyện kể rằng, có khoảng thời gian Bác phải ở nhờ nhà một người cán bộ. Mỗi sáng Bác đều dậy rất sớm tập thể dục rồi dọn dẹp nhà cửa. Ngôi nhà chật chội, lụp xụp của anh qua bàn tay Bác đã trở nên gọn gàng, sạch sẽ. Trong nhà có tất cả năm người bao gồm vợ chồng anh cán bộ, đứa con trai tên Hải, anh Kiên và Bác. Ban ngày anh bận cắt tóc, Bác vẫn thường chẻ củi, nấu cơm hộ. Vợ anh buôn gạo nên kì nào có gạo về, Bác cũng ra vác giúp.
Có lần gạo về đúng lúc anh đang bận học, chẳng có ai khiêng đỡ, vợ anh bực tức gắt gỏng vì không có người. Thấy vậy, anh giận vợ, đi từ trên gác rút guốc đánh mấy cái. Vợ anh chưa kịp làm to chuyện thì Bác xuất hiện. Hành động chẳng mấy hay ho của anh đã bị Bác nhìn thấy. Bác phê bình anh: “Sao anh lại làm như thế?”. Rồi Bác rủ anh Kiên bê gạo vào nhà. Đến tối, Bác lại phê bình anh chuyện lúc sáng. Bác ôn tồn giải thích lý do tại sao một người đàn bà nghèo khổ phải trở nên gắt gỏng rồi truy đến nỗi khổ của những người bị bóc lột. Bác hỏi anh rằng: “Tại sao một người Đảng viên như anh mà lại hành động như thế?”. Bác nói: “Về việc đoàn thể thì rất có thể chỉ vì hành động sai lầm cỏn con như thế mà lộ bí mật.” Những lời nói đầy thấm thía của Bác khiến anh phải nể phục mà tiếp thu.
Nhớ lại những ngày đầu gặp gỡ, Bác luôn giúp đỡ gia đình anh, quan tâm đến mọi người cả về đời sống tinh thần lẫn vật chất nên tạo được nếp sống khác hẳn. Nhất là đối với thằng con trai anh – cháu Hải, Bác luôn chăm sóc cho nó thật chu đáo. Nó ngủ ngoẹo đầu thì Bác sắp gối, chỉnh cho nó nằm thẳng lại. Bác dậy mấy lần ban đêm chỉ để đắp chăn cho nó. Để phòng nó ốm đau vặt vãnh, Bác đều lo cho nó mặc thật ấm. Thấy nó ăn no, Bác nới rộng giải rút cho thằng bé. Tuy chỉ là khách trong nhà, nhưng Bác giống như thành viên trong gia đình từ lâu.
Qua câu chuyện ngắn kể về Bác, em càng hiểu thêm về những đức tính cao đẹp của một con người, một nhân cách lớn lao. Câu chuyện kể về Bác đã cho em thấy được nếp sống kỉ luật, gọn gàng, khoa học và sự tận tình, chu đáo của Bác đối với mọi người xung quanh. Hình ảnh giản dị của Bác đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm, là tấm gương sáng để các thế hệ học tập và noi theo.
Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử – mẫu 4
Có một câu nói mà con người của muôn thời đại đều cần phải khắc ghi, đó là nếu đánh mất và bỏ mặc quá khứ, bạn không bao giờ có hiện tại và tương lai. Hay một cách ngắn gọn, nó đằm mình trong câu tục ngữ truyền thống bao đời của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”. Chính vì thế, hàng năm, vẫn có những lễ hội truyền thống để nhắc nhở con cháu đời đời về nguồn cội vĩnh hằng của cha ông, lễ hội đền hùng chính là mang ý nghĩa thiêng liêng ấy.
“Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc. Tôi cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh, những câu chuyện lịch sử về các vị vua Hùng – những người đã dựng xây đất nước đã in sâu trong tâm trí tôi.
Lễ hội đền Hùng là dịp những đứa con ở khắp nơi trên tổ quốc cùng trở về Phú Thọ quê tổ để cùng thể hiện lòng thờ kính thiêng liêng dành cho nguồn cội lịch sử của dân tộc ta, để tri ân các vị vua Hùng đã có công dựng nước để con cháu sau này đời đời được sống trên mảnh đất giàu truyền thống và mang những nét đẹp tâm hồn riêng. Hàng năm, cứ vào dịp này, những người con đất Việt từ khắp nơi trên tổ quốc, thậm chí cả kiều bào ta sinh sống công tác ở nước ngoài cũng luôn lắng lòng để tưởng nhớ về lễ hội truyền thống của dân tộc.Chính vì mang trong nó không chỉ tính nghi lễ mà còn bao chứa cả lớp trầm tích văn hóa lịch sử ngàn đời cùng đạo lí dân tộc sâu sắc, mà ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương được xem là ngày quốc lễ của dân tộc ta.
Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.
Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.
Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng,cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử – mẫu 5
Môt trong những trận đánh lịch sử mà em đặc biệt ấn tượng chính là trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền.
Với sự thông minh, tài trí của mình, Ngô Quyền đã lợi dụng địa hình trên sông Bạch Đằng với sự chênh lệch của mực nước khi thủy triều lên xuống. Từ đó, ông cho lính đóng những chiếc cọc gỗ lớn với phần đầu nhọn xuống đáy sông. Để khi nước lên thì không nhìn thấy cọc, nhưng khi nước rút thì những đầu cọc nhọn hoắt đó sẽ nhô lên thành một nơi đáng sợ. Sau đó, Ngô Quyền chỉ huy một nhóm quân ra ứng đối với quân Nam Hán. Quân ta giả vờ thua trận, dụ địch vào bãi cọc và dằng co ở đó. Rồi khi thủy triều rút, bãi cọc nhô lên. Những chiếc thuyền lớn của giặc bị cọc đâm thủng hết và kẹt lại. Quân ta lúc đó mới xông lên, sử dụng những chiếc thuyền nhỏ linh hoạt, đánh giặc thua tan tác.
Chiến thắng vẻ vang ấy đến nay vẫn khiến nhân dân ta không thôi tự hào về sự thông minh tài trí của vua Ngô Quyền.
3. Chỉnh sửa bài viết
Rà soát, chỉnh sửa bài viết theo những gợi ý trong bảng sau:
Top 6 kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật tổng hợp bởi TOPZ Eduvn
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Ngữ văn 7
- Tác giả: thuthuat.taimienphi.vn
- Ngày đăng: 01/03/2023
- Đánh giá: 4.7 (471 vote)
- Tóm tắt: Bác hay xuống bếp chẻ củi, thổi cơm rồi vác hộ mấy bao gạo. + Có lần gạo về, người cán bộ bận học không có người khuân, anh ta gắt gỏng với vợ, rút guốc đánh …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Cuộc gặp mặt Vũ Quý chính là cột mốc quan trọng của cuộc đời khi bản thân tôi đã tìm được con đường đi mới, con đường của cách mạng và sự soi sáng, thấm nhuần lý tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam. Lúc đó, tôi khao khát có được một khẩu súng và tham gia …
Văn mẫu 7 KNTT
- Tác giả: download.vn
- Ngày đăng: 02/06/2023
- Đánh giá: 4.48 (505 vote)
- Tóm tắt: Văn mẫu lớp 7 · Văn 7 · Đóng vai nhạc sĩ Văn Cao kể… · Văn mẫu 7 KNTT
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Cuộc gặp mặt Vũ Quý chính là cột mốc quan trọng của cuộc đời khi bản thân tôi đã tìm được con đường đi mới, con đường của cách mạng và sự soi sáng, thấm nhuần lý tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam. Lúc đó, tôi khao khát có được một khẩu súng và tham gia …
Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
- Tác giả: doctailieu.com
- Ngày đăng: 01/26/2023
- Đánh giá: 4.24 (427 vote)
- Tóm tắt: – Kể lại chi tiết nội dung, diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử đó theo trình tự từ bắt đầu đến diễn biến và …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành …
Viết văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
- Tác giả: luatduonggia.vn
- Ngày đăng: 09/02/2022
- Đánh giá: 4.16 (504 vote)
- Tóm tắt: 1 1. Dàn ý bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử: 1.1 1.1. Mở bài: 1.2 1.2.Thân bài: 1.3 1.3. Kết bài: 2 2. Bài văn …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Những năm 1946, anh của Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Khiêm đi từ Nghệ An ra Hà Nội thăm Hồ Chí Minh. Lúc ấy, Nguyễn Sinh Khiêm đi bộ từ Nam Đàn đến ga Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, cách đó khoảng 70 km. Khi ông cầm vé, ai cũng tưởng Nguyễn Sinh Khiêm là …
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.
- Tác giả: tech12h.com
- Ngày đăng: 07/08/2022
- Đánh giá: 3.87 (219 vote)
- Tóm tắt: Có lần gạo về đúng lúc anh đang bận học, chẳng có ai khiêng đỡ, vợ anh bực tức gắt gỏng vì không có người. Thấy vậy, anh giận vợ, đi từ trên gác rút guốc đánh …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Nhớ lại những ngày đầu gặp gỡ, Bác luôn giúp đỡ gia đình anh, quan tâm đến mọi người cả về đời sống tinh thần lẫn vật chất nên tạo được nếp sống khác hẳn. Nhất là đối với thằng con trai anh – cháu Hải, Bác luôn chăm sóc cho nó thật chu đáo. Nó ngủ …
Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích
- Tác giả: hoatieu.vn
- Ngày đăng: 08/29/2022
- Đánh giá: 3.72 (481 vote)
- Tóm tắt: Nếu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại. Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan. 2.
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Lễ hội diễn ra từ ngày 01đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm …