Yêu cầu “vận dụng thực tiễn” trong đào tạo lý luận chính trị-617837
Nội dung bài viết:
Trong phần “giải thích từ ngữ”, Quy định này đã nêu nhiều nội dung khác nhau về việc đào tạo lý luận chính trị, các cấp đào tạo…, trong đó, đều gắn với một yêu cầu rất quan trọng trong công tác này là “vận dụng thực tiễn”.
Như ở nội dung về nắm bắt dư luận xã hội, bên cạnh lý giải thế nào là dư luận xã hội, làm sao phân biệt giữa dư luận và tin đồn, cơ chế lây lan, cách thức nắm bắt ra sao… thì giảng viên phải gắn những hiện tượng có thật ở địa phương và dùng lý thuyết để “soi” từng vấn đề cụ thể.
Thoạt nghe, nói về lý luận chính trị thì không ít người nghĩ đến những vấn đề lý luận, lý thuyết, nguyên lý… một cách khô khan, nặng nề; quá trình đào tạo thường gắn với việc nâng cao kiến thức, nhận thức chính trị, góp phần xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… Và vì nhìn nhận như thế nên lý luận chính trị được cho là ít thực tiễn, ít thực hành và cũng từ đó dễ đi đến nhận thức là học chỉ để biết chứ không phải học để áp dụng vào thực tiễn, để giải quyết các vấn đề cụ thể trong công tác, đặc biệt là trong quản lý, điều hành… Trên thực tế, học lý luận chính trị, bên cạnh vấn đề nhận thức còn là vấn đề hoạt động, hành động, kể cả tác nghiệp, thực hành.
Chẳng hạn, một cán bộ sau lớp cao cấp lý luận chính trị, khi tham mưu đã “chắc tay” hơn, như trong xác định vấn đề trọng tâm, đề ra hướng xử lý, cách diễn đạt đã gãy gọn và thuyết phục hơn… Bởi sau khóa học, người đó đã tìm ra được “chìa khóa” để xử lý các vấn đề, trên cơ sở vận dụng lý thuyết để giải quyết các vấn đề thực tiễn ở địa phương, đơn vị.
(Ảnh minh họa: hcma2.hcma.vn) Thí dụ, người dân đang có ý kiến khác nhau về một dự án xây dựng trường học trên địa bàn vốn bị hoãn nhiều năm do có một số người dân khiếu kiện trong quá trình thu hồi đất, vậy trong các ý kiến đó, đâu là dư luận, đâu là ý kiến cá nhân của một số người, đâu là ý kiến dẫn dắt nhận thức sai lệch có dụng ý xấu…; từ đó cần quan tâm vấn đề “điểm nóng”, cách xử lý “điểm nóng”… Như vậy, giảng viên phải có vốn thực tiễn, trên cơ sở đúc kết các sự kiện, hiện tượng có thật, tìm ra phương pháp xử lý phù hợp và khái quát thành các “lời giải” cho những “bài toán” khác nhau, chứ không chỉ cho “công thức” mà không hướng dẫn cách áp dụng như thế nào.
Tiếp đó, để mọi nguời hiểu sâu hơn về Yêu cầu “vận dụng thực tiễn” trong đào tạo lý luận chính trị-617837 ( https://www.hcmcpv.org.vn › tin-tuc › yeu-cau-van-du… ) , mình còn viết thêm một bài viết liên quan tới bài viết này nhằm tổng hợp các kiến thức về liên hệ thực tiễn môn kinh tế chính trị . Mời các bạn cùng thưởng thức !