Chữ ‘tâm’ trong Phật giáo – Phatgiao.org.vn-417869
Nội dung bài viết:
Duy thức tông cho rằng cái “tích tập/tâm” ấy khởi lên (tức là có xao động tâm tư – vô minh duyên) sinh ra “ý” (thức thứ bảy, Mạt-na thức, có khuynh hướng hoạt động của cái tôi – Hành duyên), và “thức” là sự phản ánh, nhận biết về thế giới khách quan – cảnh do cảm giác của các căn đưa lại.
Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải (720-814) nói “Tâm cảnh không dính mắc nhau là giải thoát”, nghĩa là, ngũ căn vẫn tiếp xúc với ngoại giới, vẫn nghe, vẫn thấy, vẫn biết tất cả nhưng tâm vẫn giữ được thanh tịnh, không ấn tượng vướng mắc, như vậy thì không bị phiền não, là giải thoát.
Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông (1258-1308) cũng có dạy: “Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền”, nghĩa là, khi nào đối trước cảnh trần mà tâm vẫn viên minh tròn đầy vắng lặng, không xao động ấn tượng (vô tâm), tức là không tác ý, không tạo nghiệp, thì đó là cảnh giới của thiền định Niết-bàn, của giải thoát.
Nói về cái dụng của tâm: trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật nói “Một khi chỉ một thoáng tâm sân hận khởi lên mà chúng ta không kiềm chế khắc phục được thì lập tức muôn ngàn đau khổ chướng ngại tiếp nối theo sau” (Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai); kinh A-di-đà nói, “Người nào chấp trì danh hiệu của Ngài trong một, hai, cho đến bảy ngày mà một lòng không rối loạn (nhất tâm bất loạn) thì lúc lâm chung Phật A-di-đà và các Thánh chúng sẽ hiện ra trước mắt, được vãng sinh Tây phương”; kinh Di giáo Đức Phật dạy: “Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”, nghĩa là, cái tâm của chúng ta luôn biến hiện theo cảnh vật bên ngoài, qua sự hiểu biết chính pháp, bằng cách tụng kinh niệm Phật, thiền quán, khắc chế được tâm ý, trụ tâm ở một chỗ, không còn vọng tâm loạn tưởng, khi đó không có việc gì mà người tu tập không hiểu biết sáng tỏ, không biện luận, thực hành được một cách thông suốt.
Khi Đức Phật nói “Nhất thiết duy tâm tạo” không có nghĩa là Ngài cho rằng “cái tâm tạo ra thế giới hiện tượng và sự vật”, mà là cái “tâm tích tập” bản hữu (vốn có, Nho giáo gọi là Lương tri – Lương năng) và tân huân (mới được tích tập) bị năng lượng của nghiệp lực thôi thúc sinh ra xao động (vô minh) tác ý, căn (chủ thể nhận thức) nhận biết về cảnh (đối tượng nhận thức) tạo nên tổng thể nhận thức về thế giới khách quan một cách sai lầm.
Tiếp đó, để mọi nguời hiểu sâu hơn về Chữ ‘tâm’ trong Phật giáo – Phatgiao.org.vn-417869 ( https://phatgiao.org.vn › … › Kiến thức ) , mình còn viết thêm một bài viết liên quan tới bài viết này nhằm tổng hợp các kiến thức về Lời Phật dạy về đạo làm người . Mời các bạn cùng thưởng thức !