Danh sách 4 thong tu 22/2013 hay nhất, bạn nên biết

Qua bài viết này mvatoi.com.vn xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về thong tu 22/2013 hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Phụ lục số 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

A. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC

Chương trình đào tạo liên tục do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành phải có các nội dung sau:

1. Tên khóa học và giới thiệu chung về khóa học:

– Tên khóa học cần ngắn gọn, cụ thể và giới hạn được nội dung khóa học.

– Giới thiệu sơ lược ngắn gọn về khoá học để người học chủ động lựa chọn tham gia khi thấy phù hợp. Giới thiệu thường sẽ có 4 đoạn gồm: 1) Sự cần thiết; 2) Cơ sở pháp lý (về chuyên môn và về quản lý đào tạo); 3) Đối tượng dự lớp và 4) Thời lượng (gồm bao nhiêu bài học, tiết học).

2. Mục tiêu khóa học:

Đây chủ yếu là các khóa ngắn hạn nên chỉ có 2 cấp mục tiêu là Mục tiêu khoá học và Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu của khoá học thường là 1 đoạn văn nêu rõ năng lực cần đạt của người học đạt được sau khoá học (Đầu ra khoá học)

Mục tiêu cụ thể của khoá học cần xây dựng đủ 3 lĩnh vực mục tiêu là: Kiến thức, Kỹ năng và thái độ (KAS) đánh số thứ tự từ 1 đến hết. (Những khoá ngắn hạn thường có dưới 10 Mục tiêu)

3. Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên:

Nêu rõ các yêu cầu cụ thể đầu vào để học viên có thể tham gia học được như về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, nơi làm việc,…

4. Chương trình chi tiết (mỗi tiết học 50 phút)

Số TT

Tên bài

Mục tiêu bài học

Số tiết học

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Lab

BV

1

Bài 1.

1..

2.

3.

2

Bài 2.

….

Ôn tập, kiểm tra đánh giá

Khai giảng/bế giảng

Tổng số tiết học

5. Tên tài liệu dạy – học

– Tên tài liệu chính thức: Thông thường do đơn vị tự biên soạn. Cũng có thể sử dụng tài liệu có sẵn. Nếu là tài liệu có sẵn thì cần ghi rõ tên tài liệu, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản,…?

– Tài liệu đọc thêm cho học viên: Vì khoá học ngắn nên chỉ lựa chọn một số lượng hạn chế để học viên đọc trong thời gian học tập (Lưu ý đây không phải là tài liệu tham khảo cho thày để biên soạn tài liệu).

6. Phương pháp dạy – học:

Nêu các phương pháp chủ yếu để thực hiện trong chương trình như: các phương pháp dạy lý thuyết, phương pháp thực hành, dạy lâm sàng, dạy ở cộng đồng, dạy trong Labo. Yêu cầu kể rõ tên gọi của phương pháp.

ví dụ như:

– Dạy học bằng thuyết trình ngắn tích cực hoá học viên

– Dạy học bằng thảo luận nhóm

– Dạy thao tác mẫu, thực hành lại bằng bảng kiểm

– Dạy học bằng kỹ thuật động não

– Dạy học bên giường bệnh

– Dạy học phương pháp bằng cầm tay chỉ việc trong lâm sàng

7. Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng:

Ghi rõ tiêu chuẩn của giảng viên và trợ giảng về chuyên môn, nếu dạy lâm sàng thì bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề thuộc lĩnh vực chuyên môn đó, kinh nghiệm nghề nghiệp; Yêu cầu về nghiệp vụ dạy-học (chứng chỉ sư phạm y học theo chương trình của Bộ Y tế) và các yêu cầu khác nếu có…

-Chỉ rõ số lượng giảng viên và trợ giảng cần cho khóa học. Cần ghi rõ: Dạy lý thuyết cần mấy thầy (giảng viên và Trợ giảng), Dạy thực hành theo nhóm nhỏ, (mỗi nhóm có 1 giảng viên hoặc trợ giảng hướng dẫn).

8. Thiết bị, học liệu cho khóa học

Liệt kê yêu cầu về phòng học và các trang thiết bị, mô hình, dụng cụ, hóa chất, súc vật thí nghiệm, hoá chất phục vụ cho việc dạy-hoc của khóa học (kể cả các điều kiện để thực hành lâm sàng ở bệnh viện).

Yêu cầu ghi rõ tên/ số lượng, chủng loại để tạo thuận lợi cho cơ sở chuẩn bị cho buổi dạy học. Nếu dạy học ở trong bệnh viện cần ghi rõ phòng bệnh nào? bao nhiêu bệnh nhân,….

9. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình:

Hướng dẫn cách tổ chức khóa học như: Đơn vị chủ trì, kinh phí, tuyển sinh, địa điểm, điều kiện mở lớp, số lượng học viên; hình thức học liên tục hay linh hoạt, Tổ chức khai giảng, bế giảng, đánh giá trước, sau khoá học, …

Đối với khóa đào tạo thực hiện theo hình thức trực tuyến qua mạng Internet (E­learning) cần nêu rõ cách thức như thế nào? Thiết bị cần có kể cả phần mềm học trực tuyến. Cách quản lý học tập, cách tổ chức thi kiểm tra lý thuyết và thực hành kỹ năng để đảm bảo chất lượng. Riêng chỉ tiêu thực hành kỹ năng lâm sàng, hoặc kỹ thuật chính xác thì phải tổ chức thi thật chặt chẽ tại cơ sở đào tạo để đảm bảo chất lượng.

10. Đánh giá và cấp giấy chứng nhận/chứng chỉ đào tạo liên tục:

– Nêu rõ cách đánh giá như: Đánh giá sự chuyên cần tham dự lớp, điểm đánh giá thường xuyên trong quá trình học và đánh giá kết thúc để đảm bảo chất lượng. Học lý thuyết cho phép vắng mặt không quá 10%; Học thực hành không được vắng mặt, nếu bất khả kháng thì phải học bù

– Các điều kiện học viên cần đạt để được cấp chứng chỉ. Lưu ý với ngành Y điểm 5 không phải lúc nào cũng là điểm đạt, đặc biệt điểm thực hành lâm sàng và các kỹ thuật chính xác cao điểm phải từ khá giỏi trở lên.

– Tên của chúng chỉ : Ghi rõ theo tên khoá học.

– Giá trị của chứng chỉ theo Thông tư 22/2013/TT-BYT để duy trì chứng chỉ hành nghề;

11. Chỉ tiêu tay nghề (kỹ năng cần đạt sau khoá học). Cần ghi theo bảng sau:

TT KN

Tên Bài

Số tiết TH

Kỹ năng/thủ thuật

Chỉ tiêu tay nghề

Số lần tối thiểu/1 hv

Labo/ tại lớp học

BV (bệnh nhân)

K.tập

Phụ

Tự làm

1

Bài 4. Tiêm an toàn

6

Tiêm bắp nông

3

5

2

1

2

Truyền tĩnh mạch

3-

2

2

3

3

4

Bài 5…

Top 4 thong tu 22/2013 tổng hợp bởi TOPZ Eduvn

Nội Dung Văn Bản ‘Thông tư 22/2013/TT-BYT’ – Cong bao chinh phu

  • Tác giả: congbao.chinhphu.vn
  • Ngày đăng: 06/23/2022
  • Đánh giá: 4.99 (895 vote)
  • Tóm tắt: Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080 48924; Email: [email protected]. Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Ghi rõ nguồn ‘Cổng …

Thông tư 26/2020/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông

  • Tác giả: asttmoh.vn
  • Ngày đăng: 02/22/2023
  • Đánh giá: 4.79 (299 vote)
  • Tóm tắt: Thông tư 26/2020/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2013/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.

  • Tác giả: bvndtp.org.vn
  • Ngày đăng: 01/07/2023
  • Đánh giá: 4.39 (460 vote)
  • Tóm tắt: Thông tư 26/2020/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đào …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: – Giới thiệu sơ lược ngắn gọn về khoá học để người học chủ động lựa chọn tham gia khi thấy phù hợp. Giới thiệu thường sẽ có 4 đoạn gồm: 1) Sự cần thiết; 2) Cơ sở pháp lý (về chuyên môn và về quản lý đào tạo); 3) Đối tượng dự lớp và 4) Thời lượng …

Thông tư 22/2013/TT-BYT – Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán Bộ Y tế

  • Tác giả: chatluongxetnghiem.com
  • Ngày đăng: 10/29/2022
  • Đánh giá: 4.14 (405 vote)
  • Tóm tắt: Thông tư 22/2013/TT-BYT – Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán Bộ Y tế · 1. Thông tư này áp dụng đối với: · a) Thầy thuốc, nhân viên y tế (sau …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: – Giới thiệu sơ lược ngắn gọn về khoá học để người học chủ động lựa chọn tham gia khi thấy phù hợp. Giới thiệu thường sẽ có 4 đoạn gồm: 1) Sự cần thiết; 2) Cơ sở pháp lý (về chuyên môn và về quản lý đào tạo); 3) Đối tượng dự lớp và 4) Thời lượng …
Đánh giá bài viết