Tổng hợp 6 câu cá mùa thu giáo án hay nhất hiện nay
Mời các bạn xem danh sách tổng hợp câu cá mùa thu giáo án hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BUỔI . ÔN TẬP VỀ BÀI THƠ CÂU CÁ MÙA THU
( Thu điếu-Nguyễn Khuyến)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
– Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình trong mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng ĐBBB
– Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: Tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế.
– Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ.
- Năng lực
- Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thơ Câu cá mùa thu.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về bài thơ
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3.Về phẩm chất
– Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
– Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên:
– SGK, SGV Ngữ văn 11
– Tài liệu tham khảo
– Khi tìm hiểu bài thơ, cần liên hệ so sánh với Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu của NK.
– Tìm hiểu bài thơ theo nội dung cảm xúc : Cảnh thu, tình thu.
- Học sinh:
– Sgk, vở soạn, vở ghi.
– Các tài liệu tham khảo khác
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Tổ chức thực hiện:
Dẫn dắt vào bài : Mùa thu là đề tài bất tận của thi ca và nghệ thuật. Ai yêu hội hoạ chắc khó có thể không biết một Mùa thu vàng bất tử của Lê Vi tan. Còn ai yêu thơ ca, nếu đã từng đọc qua một lần cũng khó có thể quên được Thu của Bô đơ le, Tiếng thu của Lưu Trọng Lư và Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, trong đó có bài Câu cá mùa thu.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức văn bản “Câu cá mùa thu”
- Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của VB Bài học câu cá mùa thu
- Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm, sự nghiệp sáng tác
– Sau đó nêu lại những nội dung chính về tác phẩm ( thể thơ, nội dung, nghệ thuật đặc sắc,…)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
* Cuộc đời
– Cuộc đời làm quan hơn 10 năm không màng danh lợi, không hợp tác với kẻ thù sau đó về ở ẩn tại quê nhà
– NK là người có tài năng , cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
* Sự nghiệp:
+ Để lại khối lượng lớn các tác phẩm với ND phong phú.
+ Đặc sắc nhất là mảng thơ Nôm.
2. Tác phẩm
– Nằm trong chùm ba bài thơ thu.
– Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
– Nội dung thơ NK thể hiện tình yêu đất nước bạn bè , phản ánh cs thuần hậu chất phác.
– Đặc sắc về nghệ thuật
+ Vần eo -> Diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giả.
+ Thủ pháp lấy động để nói tĩnh -> gợi cái yên vắng của cảnh vật, cái tĩnh lặng của tâm hồn tác giả.
+ Từ ngữ gợi hình, gợi cảm, từ láy
+ Hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức biểu cảm
Hoạt động 2: Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến
- Mục tiêu: HS phân tích được nội dung chính của bài thơ
- Nội dung: HS đựa vào SGK và kiến thức giáo viên giảng để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm: bài văn phân tích của HS
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
– Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm lập dàn bài cho đề văn nghị luận:
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
– Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
– Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.
III. Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến.
1, Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến, chùm thơ thu 3 bài của ông, bài thơ Câu cá mùa thu
– Khái quát nội dung bài thơ
– Dẫn dắt đến nhận định Xuân Diệu
– Trích dẫn bài thơ
2, Thân bài
a. Khái quát đầu
– Mùa thu là đề tài quen thuộc của thi ca . Thơ viết về mùa thu của văn học Trung đại Việt Nam thường miêu tả cảnh đẹp vắng vẻ , úa tàn và u buồn . Cảnh thu được ghi lại một cách ước lệ tượng trưng với những nét chấm phá , chớp lấy cái hồn của tạo vật . Thu điếu của Nguyễn Khuyến cũng mang nét thi pháp ấy .
– Nhưng Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Gần suốt đời mình , ông gắn bó với thôn quê , hòa hợp và thấu hiểu mảnh đất quê nhà . Thế nên , cảnh vật làng quê trong thơ ông hiện lên rất chân thực , giản dị , tinh tế . Đọc Thu điếu , ta bắt gặp một bức tranh thu đặc trưng của vùng chiêm trũng Bắc bộ , quê hương của nhà thơ . Đấy chính là nét mới mẻ của tác phẩm so với thi pháp truyền thống của văn học Trung đại Việt Nam .
– Thu điếu viết bằng chữ Nôm , làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật . Cảnh thu được miêu tả trong hầu hết 8 câu thơ , hình ảnh con người chỉ xuất hiện trực tiếp ở hai câu cuối bài . Cảnh trong bài vẫn là trời nước , gió , trúc – những thi liệu quen thuộc nhưng hồn thơ thì đã vượt ra khỏi khuôn sáo thi tứ cổ điển .
b. Phân tích
– Phân tích bài thơ để thấy bức tranh mùa thu tiêu biểu cho vùng quê Bắc Bộ
– 6 câu đầu: bức tranh thu có màu sắc, đường nét, dáng hình: ao thu, nước, thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, trời xanh ngắt, ngõ trúc
→ Bức tranh buồn, đẹp, tĩnh lặng, thanh bình, yên ả; nét đặc trưng của mùa thu là bầu trời và chiếc lá vàng ( Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao; Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt); ngõ trúc là đặc trưng quê hương Hà Nam
→ Tâm hồn nhạy cảm, tài năng quan sát thâu cảnh vật vào tâm hồn; từ ngữ gợi cảm, tượng hình, từ láy; nghệ thuật đối câu 3,4, vần eo tài tình
→ Lòng yêu thiên nhiên, hòa mình thiên nhiên, cảnh vật, gắn bó cuộc sống làng quê
– Nhận xét của Xuân Diệu: cái thú vị của bài thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi
– Hai câu cuối: người đi câu cá tư thế bất động chợt giật mình trở về thực tại; tâm sự thầm kín nặng trĩu suy tư về quê hương đất nước, về trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước, một nhân cách lớn; lòng đau đớn trước cảnh mất nước, nhà tan; lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha
c. Khái quát cuối
– Nghệ thuật
– Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.
– Cách nhìn cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.
– Ý nghĩa bài thơ
Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu – nghệ sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời.
– Liên hệ bản thân: thêm yêu mùa thu quê hương, yêu thêm xóm thôn đồng nội, đất nước
3. Kết bài
– Khái quát lại những nét đặc sắc về cảnh thu và tình thu trong tác phẩm
– Đánh giá NK là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một vị trí vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển VN
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập vận dụng.
- Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm : HS làm các bài tập
- Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu HS thực hiện hoàn thiện bài tập trong PHT sau:
Nhiệm vụ 1. GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:
PHIẾU BÀI TẬP 1
Câu 1: Bài thơ Thu điếu được viết bằng chữ gì?
A. Chữ Hán
B. Chữ Nôm
C. Chữ Quốc ngữ
D. Chữ viết khác
Câu 2: Thu điếu được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú
C. Thất ngôn trường thiên
D. Thất ngôn
Câu 3: Cái gì không được miêu tả trong sáu câu thơ đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?
A. Bầu trời.
B. Tầng mây.
C. Mặt nước ao.
D. Âm thanh.
Câu 4: “Vắng teo” trong câu thơ “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” (Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến) nghĩa là:
A. Rất vắng, không có hoạt động của con người.
B. Không có mặt ở nơi lẽ ra phải có mặt.
C. Vắng vẻ và thưa thớt.
D. Vắng vẻ và lặng lẽ.
Câu 5: Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong hai câu cuối bài thơ Thu điếu?
A. Tả cảnh ngụ tình
B. Tăng tiến
C. Lấy động tả tĩnh
D. Hình ảnh ước lệ, tượng trưng
Câu 6: Ý nào không có trong chủ đề của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?
A. Nỗi niềm u hoài của nhân vật trữ tình – tác giả.
B. Tâm hồn thanh cao của tác giả.
C. Vẻ đẹp u tĩnh của cảnh vật mùa thu.
D. Những trăn trở của tác giả trong một lần đi câu cá.
Câu 7: Nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?
A. Cảnh thu được đón nhận từ cao, xa đến gần, rồi lại từ gần đến cao, xa.
B. Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao, xa rồi lại từ cao, xa trở lại gần
C. Cảnh thu được đón nhận theo trình tự thời gian
D. Cảnh thu được đón nhận từ không gian rộng đến không gian hẹp.
Câu 8: Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ là
A. Vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cảnh thu điển hình cho cảnh sắc mùa thu của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ.
B. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại
C. Bài thơ cũng cho tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến: Ông bỏ lại lối sống mưu cầu danh lợi để trở về quê sống thanh nhàn, ẩn dật
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Tâm trạng tác giả được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ cuối?
A. Tác giả thấy buồn vì ngồi lâu mà không câu được cá
B. Không gian tĩnh lặng khiến ta cảm nhận nỗi cô đơn man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân.
C. Đất nước đang bị thực dân xâm lược, lòng ông không thể ung dung đi câu cá như một ẩn sĩ thực thụ.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 10: Tác dụng của cách gieo vần “eo”:
A. Góp phần diễn tả không gian bao la, rộng lớn
B. Góp phần diễn tả không gian gần gũi
C. Góp phần diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng uẩn khúc của thi nhân
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
– HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
– GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
1B
2B
3D
4A
5C
6D
7B
8D
9D
10C
Nhiệm vụ 2. GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:
PHIẾU BÀI TẬP 2
ĐỌC HIỂU
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Câu cá mùa thu, Nguyễn Khuyến- Ngữ văn 11, tập 1, NXBGDVN 2010, tr.21
Câu 1: Bài thơ “Câu cá mùa thu” thực ra có phải nói chuyện câu cá hay không? Vì sao?
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 2: Bài thơ “Câu cá mùa thu” được viết trong ngữ cảnh nào? ………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 3: Cách gieo vần trong bài thơ “Câu cá mùa thu” có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu?
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 4: Qua bài thơ “Câu cá mùa thu”, em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên, đất nước?
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 5: Nghệ thuật của “Câu cá mùa thu” có gì đặc sắc?
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
– GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.
Gợi ý đáp án:
Câu 1: Bài thơ có nhan đề “Câu cá mùa thu” nhưng không chú ý vào việc câu cá mà chú ý đến cảnh thu: những biến đổi tinh tế của cảnh vật, để rồi từ đó thể hiện nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong lòng nhà thơ.
Câu 2: Bài thơ được viết trong thời gian sau khi cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.
Câu 3: Cách gieo vần “eo” độc đáo, kết hợp với những từ ngữ tăng tiến gợi lên bức tranh thu rất thơ mộng rất đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ: không khí trong lành, thoáng mát yên tĩnh, vắng vẻ, đẹp nhưng buồn. Bên cạnh đó còn thấy được tình thu ẩn hiện: mội nỗi đau đời của nhân vật trữ tình.
Câu 4: Qua bài thơ ta thấy Nguyễn Khuyến là người vô cùng yêu thiên nhiên, sống hòa mình với thiên nhiên, một con người yêu nước thầm kín- tâm trạng buồn đau trước sự thay đổi của thời cuộc.
Câu 5: Ngôn ngữ giản dị, trong sáng biểu hiện thần thái của sự vật
– Cách gieo vần độc đáo
– Hình ảnh dân dã, quen thuộc nhưng giàu sức biểu cảm
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
HS hoàn thiện đề văn sau vào vở: “ Anh, chị hãy phân tích bài thơ để làm nổi bật vẻ đẹp mùa thu và tấm lòng nhà thơ”
Top 6 câu cá mùa thu giáo án tổng hợp bởi TOPZ Eduvn
Giáo án Ngữ văn 11 tiết 6: Câu cá mùa thu (Thu điếu) Nguyễn Khuyến
- Tác giả: doc.edu.vn
- Ngày đăng: 05/18/2022
- Đánh giá: 4.63 (356 vote)
- Tóm tắt: Giáo án Ngữ văn 11 tiết 6: Câu cá mùa thu (Thu điếu) Nguyễn Khuyến. I. TÌM HIỂU CHUNG. 1/ Tác giả. – Nguyễn Khuyến ( 1835- 1909). + Quê: Yên Đổ – Hà Nam.
- Khớp với kết quả tìm kiếm: – Thu điếu viết bằng chữ Nôm , làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật . Cảnh thu được miêu tả trong hầu hết 8 câu thơ , hình ảnh con người chỉ xuất hiện trực tiếp ở hai câu cuối bài . Cảnh trong bài vẫn là trời nước , gió , trúc – những thi liệu …
Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 6: Câu cá mùa thu (thu điếu)
- Tác giả: thuviengiaoan.vn
- Ngày đăng: 01/14/2023
- Đánh giá: 4.54 (382 vote)
- Tóm tắt: 1. Kiến thức: -Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ · 2. Kĩ năng: -Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: – Thu điếu viết bằng chữ Nôm , làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật . Cảnh thu được miêu tả trong hầu hết 8 câu thơ , hình ảnh con người chỉ xuất hiện trực tiếp ở hai câu cuối bài . Cảnh trong bài vẫn là trời nước , gió , trúc – những thi liệu …
Giáo án Ngữ văn 11: Câu cá mùa thu (Thu điếu) Nguyễn Khuyến
- Tác giả: lop11.com
- Ngày đăng: 07/13/2022
- Đánh giá: 4.3 (218 vote)
- Tóm tắt: TIẾT 6 NS: CÂU CÁ MÙA THU NG (Thu điếu) Nguyễn Khuyến A- Mục tiêu cần đạt: Giúp hs cảm nhận. -Vẻ đẹp của cảnh thu diển hình cho mùa thu làng cảnh VN vùng …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: – Thu điếu viết bằng chữ Nôm , làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật . Cảnh thu được miêu tả trong hầu hết 8 câu thơ , hình ảnh con người chỉ xuất hiện trực tiếp ở hai câu cuối bài . Cảnh trong bài vẫn là trời nước , gió , trúc – những thi liệu …
Giáo án Ngữ văn 10 – Câu cá mùa thu (Thu điếu) – Nguyễn Khuyến
- Tác giả: baigiangdientu.vn
- Ngày đăng: 02/27/2023
- Đánh giá: 3.99 (575 vote)
- Tóm tắt: Giáo án Ngữ văn 10 – Câu cá mùa thu (Thu điếu) – Nguyễn Khuyến. A. Mục tiêu bài học. Giúp HS: – Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: – Thu điếu viết bằng chữ Nôm , làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật . Cảnh thu được miêu tả trong hầu hết 8 câu thơ , hình ảnh con người chỉ xuất hiện trực tiếp ở hai câu cuối bài . Cảnh trong bài vẫn là trời nước , gió , trúc – những thi liệu …
- Tác giả: vietjack.com
- Ngày đăng: 06/07/2022
- Đánh giá: 3.98 (256 vote)
- Tóm tắt: Giáo án bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) | Giáo án Ngữ văn lớp 11 chuẩn nhất – Bộ Giáo án Ngữ văn lớp 11 đầy đủ học kì 1, học kì 2 được biên soạn theo mẫu giáo …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người và mùa thu là đề tài quen thuộc của thi nhân từ xưa đên nay. Và nhiều tác giả có những vần thơ nổi tiếng về mùa thu như Tiếng thu (Lưu trọng Lư), Cảm thu, Tiễn thu (Tản Đà), Đây mùa thu tới( Xuân …
Giáo án Ngữ văn lớp 11: Câu cá mùa thu (Thu điếu – Nguyễn Khuyến)
- Tác giả: gemma.edu.vn
- Ngày đăng: 04/10/2023
- Đánh giá: 3.73 (559 vote)
- Tóm tắt: Giáo án Ngữ văn lớp 11: Câu cá mùa thu (Thu điếu – Nguyễn Khuyến) … III – Chuẩn bị: – Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế bài dạy, sưu tầm một số tranh ảnh …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: CÂU CÁ MÙA THU (Thu điếu – NGUYỄN KHUYẾN) I – Mức độ cần đạt – Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân; – Thấy được tài năng thơ Nôm với bút pháp tả cảnh và nghệ thuật sử …