Tổng hợp 4 thang bloom hot nhất, đừng bỏ qua

Dưới đây là danh sách thang bloom hay nhất và đầy đủ nhất

Thang đo BLOOM về các cấp độ tư duy được Benjamin Bloom, một giáo sư của trường Đại học Chicago đưa ra vào năm 1956. Trong đó Bloom có nêu ra sáu cấp độ nhận thức (gọi là thang đo Bloom). Thang đo này đã được sử dụng trong hơn năm thập kỷ qua đã khẳng định ưu điểm của phương pháp dạy học nhằm khuyến khích và phát triển các kỹ năng tư duy của sinh viên ở mức độ cao.

Bài viết của Kevin, trên trang vneconomics.com, link gốc tại đây

Nhớ (knowledge)

Nhớ là khả năng ghi nhớ và nhận diện thông tin. Nhớ là cần thiết cho tất các mức độ tư duy. Nhớ ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại.

Để đánh giá mức độ nhớ của sinh viên, khi đặt câu hỏi kiểm tra thầy cô có thể dùng những động từ: liệt kê, gọi tên, định danh, giới thiệu/chỉ ra, xác định, nhận biết, nhớ lại, đối chiếu, phân loại, mô tả, định vị, phác thảo, lấy ví dụ, phân biệt quan điểm từ thực tế…

Hiểu (comprehension)

Hiểu là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn (dự đoán được kết quả hoặc hậu quả). Hiểu không đơn thuần là nhắc lại cái gì đó. Sinh viên phải có khả năng diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của họ.

Với mục đích đánh giá xem sinh viên hiểu bài đến đâu, thầy cô có thể dùng các động từ sau trong câu hỏi kiểm tra: diễn giải, phân biệt, chứng tỏ, hình dung, trình bày lại, viết lại, lấy ví dụ, tóm tắt, giải thích, diễn dịch, mô tả, so sánh, chuyển đổi, ước lượng…

Vận dụng (application)

Vận dụng là khả năng sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác (sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới). Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng những gì đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới.

Để đánh giá khả năng vận dụng của sinh viên, thì câu hỏi mà các thầy cô sử dụng thường có những động từ sau: áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính, vận hành, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, thao tác, dự đoán, bày tỏ…

Phân tích (analysis)

Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống. Ở mức độ này đòi hỏi khả năng phân nhỏ đối tượng thành các hợp phần cấu thành để hiểu rõ hơn cấu trúc của nó.

Muốn đánh giá khả năng phân tích của sinh viên, khi đặt câu hỏi kiểm tra thầy cô có thể sử dụng các động từ: đối chiếu, so sánh, chỉ ra sự khác biệt, phân loại, phác thảo, liên hệ, phân tích, tổ chức, suy luận, lựa chọn, vẽ biểu đồ, phân biệt…

Tổng hợp (synthesis)

Tổng hợp là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể/sự vật lớn. Ở mức độ này sinh viên phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc sáng tạo một cái gì đó hoàn toàn mới.

Các động từ có thể dùng cho câu hỏi kiểm tra với mục đích đánh giá khả năng tổng hợp của sinh viên: thảo luận, lập kế hoạch, so sánh, tạo mới, xây dựng, sắp đặt, sáng tác, tổ chức, thiết kế, giả thiết, hỗ trợ, viết ra, báo cáo, hợp nhất, tuân thủ, phát triển…

Đánh giá (evaluation)

Đánh giá là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp. (Hỗ trợ đánh giá bằng lý do/lập luận). Để sử dụng đúng mức độ này, sinh viên phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm.

Những động từ sử dụng trong câu hỏi kiểm tra ở mức độ đánh giá là: phê bình, bào chữa/thanh minh, tranh luận, bổ trợ cho lý do/lập luận, kết luận, định lượng, xếp loại, đánh giá, lựa chọn, ước tính, phán xét, bảo vệ, định giá…

Là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp (hỗ trợ đánh giá bằng lý do/lập luận).

Ví dụ: Khi dạy đến nội dung “Các quy luật của đời sống tình cảm” ở học phần Tâm lý học đại cương, chúng ta có thể đưa ra các câu hỏi kiểm tra đánh giá sinh viên ở 6 thang đo trên như sau:

  1. Mức độ Nhớ : “Em hãy liệt kê các quy luật của đời sống tình cảm?”. Với câu hỏi này sinh viên chỉ cần nhắc lại được đầy đủ tên của các quy luật trong đời sống tình cảm.
  2. Mức độ Hiểu: “Em hãy phân biệt giữa quy luật lây lan và quy luật di chuyển trong đời sống tình cảm?”. Câu hỏi này đòi hỏi sinh viên phải hiểu được nội dung của hai quy luật này thì mới phân biệt được hai quy luật đó, nếu không hiểu bài sinh viên rất dễ bị nhầm lẫn giữ hai quy luật.
  3. Mức độ Vận dụng: Quy luật nào của đời sống tình cảm được thể hiện trong các hiện tượng sau:

a/ Một bộ phim dù hay đến mấy xem mãi cũng chán

b/ Một thiếu nữ viết: “Tôi không biết, tôi yêu anh hay căm giận anh”

c/ “Năng mưa thì giếng năng đầy

Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương”

d/ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

e/ “Yêu ai yêu cả đường đi

Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng”

g/ “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay

Qua sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”

h/ “Giận cá, chém thớt”.

Đây là một câu hỏi đòi hỏi sinh viên phải có khả năng vận dụng những lý thuyết đã học vào giải quyết nhiệm vụ của bài tập là chỉ ra được quy luật của đời sống tình cảm được thể hiện ở từng hiện tượng trên.

  1. Mức độ Phân tích: “Phân tích các quy luật của đời sống tình cảm từ đó hãy liên hệ trong cuộc sống nói chung và trong công tác giáo dục nói riêng.” Câu hỏi này đòi hỏi sinh viên phải hiểu rất rõ từng quy luật từ đó sinh viên mới có thể liên hệ được với cuộc sống của bản thân.
  2. Mức độ Tổng hợp: “Hãy xây dựng kế hoạch để củng cố và phát triển tình cảm thầy trò?”. Trong trường hợp này, để xây dựng được kế hoạch thì sinh viên phải có kiến thức tổng hợp về các quy luật trong đời sống tình cảm.
  3. Mức độ Đánh giá: Trong một buổi thảo luận về chủ đề Tình ban- Tình yêu, một sinh viên nói “Muốn duy trì được tình bạn, tình yêu thì phải thường xuyên gặp gỡ nhau”, một sinh viên khác phản đối “Thỉnh thoảng gặp nhau còn thấy quý, chứ ngày nào cũng nhìn thấy nhau thì nhàm chán lắm”. Quan điểm của em về vấn đề này như thế nào?. Trong trường hợp này, để trả lời được câu hỏi này, đòi hỏi sinh viên phải dùng những hiểu biết của mình về quy luật đời sống tình cảm để lập luận cho quan điểm của mình một cách đúng đắn nhất.

Kết luận

Như vậy để đánh giá kiểm tra được hiệu quả thì trước hết giảng viên cần xác định được mục tiêu bài học mà sinh viên cần đạt đến và mức độ đánh giá nhận thức sinh viên. Trên cơ sở đó mới xác định được cách đặt câu hỏi trong kiểm tra đánh giá cho phù hợp. Nếu mục tiêu bài học phát triển theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học thì theo thầy cô chúng ta nên sử dụng mức độ nào là chủ yếu trong kiểm tra, đánh giá? Mời các thầy cô cùng suy ngẫm nhé!

Ảnh nền từ morethanenglish.edublogs.org

Theo Kevin, vneconomics.com

Top 4 thang bloom tổng hợp bởi TOPZ Eduvn

Thang BLOOM – Thang phân cấp mục tiêu học tập trong 3 lĩnh vực học tập: Nhận thức, Thái độ, Kỹ năng

  • Tác giả: blog.youre.vn
  • Ngày đăng: 05/24/2022
  • Đánh giá: 4.89 (612 vote)
  • Tóm tắt: Thang Bloom’s là thang phân loại, giúp phân cấp các mục tiêu học tập thành các mức độ khác nhau, theo tiêu chí phức tạp (Bloom, 1956).

Thang Tư Duy Bloom: 6 Cấp Độ Tư Duy Nhận Thức

  • Tác giả: clevai.edu.vn
  • Ngày đăng: 12/10/2022
  • Đánh giá: 4.51 (571 vote)
  • Tóm tắt: Thang Tư Duy Bloom là gì? · Cấp độ ghi nhớ · Cấp độ hiểu
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Đánh giá là dựa trên những tiêu chí, tiêu chuẩn thông qua quá trình kiểm tra và phê bình để đưa ra một kết luận, 2 nhận định về một vấn đề nào đó.Ở cấp độ này Học sinh sẽ nghiên cứu chi tiết sự vật để đánh giá giá trị, chất lượng, tầm quan trọng, …

Thang đo nhận thức của Bloom (1956)

  • Tác giả: capapham.com
  • Ngày đăng: 08/19/2022
  • Đánh giá: 4.26 (443 vote)
  • Tóm tắt: Thang đo nhận thức của Bloom (1956) · Nhớ/Biết (Remembering) · Hiểu (Understanding) · Vận dụng (Applying) · Phân tích (Analyzing) · Đánh giá (Evaluating) · Sáng tạo ( …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Như vậy để đánh giá kiểm tra được hiệu quả thì trước hết giảng viên cần xác định được mục tiêu bài học mà sinh viên cần đạt đến và mức độ đánh giá nhận thức sinh viên. Trên cơ sở đó mới xác định được cách đặt câu hỏi trong kiểm tra đánh giá cho phù …

  • Tác giả: thinkingschool.vn
  • Ngày đăng: 04/13/2023
  • Đánh giá: 4.13 (540 vote)
  • Tóm tắt: Thang đo Bloom là gì? · 1. Ghi nhớ (Remembering) · 2. Hiểu (Understanding) · 3. Áp dụng (Applying) · 4. Phân tích (Analyzing) · 5. Đánh giá (Evaluating) · 6. Sáng tạo …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Như vậy để đánh giá kiểm tra được hiệu quả thì trước hết giảng viên cần xác định được mục tiêu bài học mà sinh viên cần đạt đến và mức độ đánh giá nhận thức sinh viên. Trên cơ sở đó mới xác định được cách đặt câu hỏi trong kiểm tra đánh giá cho phù …
Đánh giá bài viết