Danh sách 4 nguyễn tường nhung hay nhất

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp nguyễn tường nhung hay nhất và đầy đủ nhất

Nước mắt của người đàn bà xa xứ ấm nồng hơn, khi đứng trước một con đường nơi phố huyện xưa, có tấm biển THẠCH LAM, người cha thân yêu của mình….

Là người con thứ sáu trong một gia đình có bẩy anh chị em, Thạch Lam lúc còn nhỏ có tên là Sáu. Khi đi học có tên khai sinh Nguyễn Tường Vinh. Sau này vì muốn thi nhảy cấp, nên khai tăng tuổi và làm khai sinh lại là Nguyễn Tường Lân. Thạch Lam mồ côi cha khi mới lên 8 tuổi.

Người mẹ goá 37 tuổi, tần tảo gánh vác cơ nghiệp họ Nguyễn Tường trong hoàn cảnh đông con nhỏ. Thạch Lam chủ yếu sống bằng tình thương mẫu mực, nhân hậu của người mẹ và các anh chị trong phố huyện Cẩm Giàng nghèo mà buồn thiu, heo hút cảnh nông thôn, với người dân lam lũ.

Sau khi đỗ tú tài phần nhất, Thạch Lam bỏ ngang đi làm báo với các anh. Tuy vào nghề văn muộn, nhưng năm 1937 ông cho ra mắt bạn đọc tập truyện ngắn Gió đầu mùa có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn học thời bấy giờ..

Vào tuổi 25 Thạch Lam lấy vợ. Chị ruột là Nguyễn Thị Thế để lại ngôi nhà ven hồ Tây cho cậu em và tìm nơi khác.Từ đây Thạch Lam mới có nhà riêng, bước vào cuộc sống tự lập.

Thạch Lam có ba người con, hai trai một gái: Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Tường Đằng và trước vài ngày ông ra đi, thì vợ ông sinh thêm con trai. Nhà văn âu yếm nhìn đứa con mới ra đời, khen nó khỏe mạnh (sau này là nhà văn Nguyễn Tường Giang) ngước mắt nhìn lần cuối cùng người mẹ già, người vợ trẻ vừa ở nhà hộ sinh về, rồi lịm đi. Căn bệnh lao phổi đã xé ngang tiếng thở đời ông. Đó là ngày 27/ 6/1942.

Thạch Lam hưởng dương 32 tuổi tại nhà riêng – nhà cây liễu, làng Yên Phụ, ven hồ Tây – Hà Nội, tạo ra một chỗ ngoặt, hẫng hụt trong TLVĐ.

Mộ Thạch Lam đặt ở nghĩa địa Hợp Thiện, gần ô Đống Mác, nơi người vợ trước của anh cả Nguyễn Tường Thụy nằm tại đó.

Con gái Thạch Lam về con phố gắn tên cha ảnh 1 Bà Dung bên ngôi mộ ông nội Nguyễn Tường Nhu, tại nghĩa trang làng La A, xã Kim Giang, huyện Cẩm Giàng. Ảnh tư liệu gia đình

Chồng mất sớm ở tuổi 32, để lại ba đứa con thơ, người thiếu phụ góa bụa còn trẻ ôm các con về Cẩm Giàng ở với mẹ chồng đã ngoại lục tuần, (tức cụ phán Nhu). Bốn mẹ con quấn túm bên nhau trong trại Cẩm Giàng, như ngày niên thiếu Thạch Lam từng sống và học tập ở đây.

Phố huyện những năm bốn mươi còn rất nghèo và buồn tẻ. Dãy phố xiêu vẹo mấy ngôi nhà. Ga xép lèo tèo vài chiếc quán dựng tạm bợ, hai bên trồng rào găng.

Đến mùa, găng chín đỏ hấp dẫn bọn trẻ con nhà nghèo, nhưng chẳng mấy đứa dám ăn, bởi nó có mùi vị hắc đáng sợ. Đêm đêm, những khi có chuyến tàu ngược xuôi, thì hình như có một bàn tay vô hình đánh thức, phố ga choàng tỉnh dậy rộn rã ào ạt lên chốc lát.

Tiếng bánh xe sắt nghiến đường ray xa dần, thì đêm đen lại lọt thỏm vào cảnh vắng vẻ, buồn thiu.

Tiếng là phố huyện, nhưng bấy giờ nó chỉ sang hơn làng quê khác nhờ cái chợ và mấy hiệu bán hàng của nhà Hoa kiều, như ông hai Phoóng, tư Vầy, bà năm Tầu. Cuối phố có lối rẽ xuống bến đò sông Sen, hai bên xanh biếc những dặng tre. N

gười đi qua lối này đều ngó vào cổng huyện màu xám, có hai người lính lệ đứng gác như hai con tốt đỏ trong bộ quân tam cúc, nhưng vẫn phảng phất của chút uy quyền của một chính phủ bù nhìn. Nắng ráo còn đỡ, chỉ cần mưa một ngày đêm, cả phố huyện sũng nước và nhầy nhụa bùn như thể ruộng bừa chuẩn bị cấy.

Và cái phố ga càng ảm đạm, buồn thiu, thấp thoáng vài con người lầm lũi, tan vào các con đường nhỏ, rồi mất hút trong các lũy tre xanh.

Ngày ấy cụ thông Nhu có một chõng hàng ở trước cửa ga. Gọi là cửa hàng cho sang chứ thực ra chỉ bán dăm cút rượu, vài phong bánh khảo, vài gói thuốc lào… cốt là gặp khách quen đưa vào nhà bà ngoại (cụ quản Thuật) để nghỉ lại qua đêm.

Cũng là họa hoằn có ông khách lỡ tàu ngủ lại, hoặc là ông lý, ông chánh ở các làng xa lên huyện có việc không về kịp. Nhưng cũng chỉ ào lên được ít ngày vào vụ thu thuế. Còn những ngày thường khách vắng teo.

Khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công, mẹ con bà Thạch Lam vẫn ở Cẩm Giàng. Cô con gái Nguyễn Thị Dung bấy giờ đã 7- 8 tuổi. Cô đi học, tham gia hát múa, sinh hoạt thiếu nhi cùng các bạn trong phố huyện, đến nay khi nhắc lại, nhiều người cùng trang lứa vẫn nhớ…

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cũng như bao nhiêu người dân khác, gia đình cụ phán Nhu, bà Thạch Lam cùng đi tản cư tránh giặc…

Khuôn viên của gia đình đã biến thành vườn không nhà trống theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến của chính phủ… Cuộc chiến tranh chín năm trường kỳ, kèm theo cảnh nhiều gia đình ly tán xa dời quê hương.…

Hòa bình lập lại, người dân hồi cư, xây lại nhà cửa, khôi phục hàn gắn vết thương chiến tranh, nhưng cũng có người không trở lại. Trong số đó có gia đình cụ thông Nhu, và mẹ con bà Thạch Lam…

Bây giờ khách về ga Cẩm Giàng, hỏi nhà cũ Thạch Lam, hỏi khu trại cụ phán Nhu , hay trại văn chương TLVĐ, khách sẽ được bà con nhiệt tình chỉ dẫn. Một con đường nhỏ đi vào trang trại được mang tên Thạch Lam.

Và cách đó không xa, mộ cụ ông phán Nhu được một gia đình nông dân hơn nửa thế kỷ vẫn trông nom, hương khói với tấm lòng cao cả.

Trang trại cũ của gia đình Thạch Lam bây giờ có ba hộ sử dụng. Một trong ba hộ ấy là ông Nguyễn Văn Đạm, tuổi ngoại bẩy mươi nhưng mạnh khỏe, quắc thước.

Khuôn đất nhà ông ước chừng 2.000m2, xung quanh trồng đủ loại cây ăn quả và trồng nhiều giống hoa quý, hương thơm ngan ngát không gian… Đặc biệt chiếc ao ngày xưa còn nằm ở trong vườn…

Khách đi tuyến xe lửa Hà Nội- Hải Phòng qua đây, ngồi trong toa vẫn nhìn thấy một khu vườn nằm sát đường sắt, sum sê hoa trái… Ít ai biết rằng, chính nơi đây, ngày mồng ba tết Nhâm Ngọ (1942), Thạch Lam còn tiếp bạn văn chương, như vợ chồng Thế Lữ- Song Kim, Khái Hưng, Trần Tiêu, Huyền Kiêu, Đinh Hùng… từ Hà Nội về thăm. Họ cùng nhau chúc rượu Đào lê mỹ tử, cũng là lần Thạch Lam vĩnh biệt quê nhà…

Rồi chiến tranh, và ly tán…trôi theo số phận con người. Anh em Thạch Lam, người lưu vong nước ngoài, người mất nơi đất khách, người vào Nam tìm kiếm việc làm…Con cháu, anh em trong cảnh tan đàn xẻ nghé…

Chính trong hoàn cảnh ấy, bà Thạch Lam đưa con vào Sài Gòn sinh sống. Và sau 54 năm xa cách quê hương, ở Sài Gòn, di tản sang Mỹ, tháng 2 năm Mậu Tý – 2008 vừa qua, bà Nguyễn Thị Dung con gái nhà văn Thạch Lam trở lại thị trấn Cẩm Giàng, nơi lưu giữ ngôi mộ người ông nội Nguyễn Tường Nhu, một dấu ấn họ Nguyễn Tường, gốc Quảng Nam, sinh thành trên đất Bắc..

Vào tuổi bảy mươi, nhưng bà Dung còn mạnh khỏe và tinh tường. Bà nhờ vị giáo sư già Vũ Xuân Ba (từng là bạn trai của Nguyễn Kim Thư – người chị con bác ruột là nhà văn Nhất Linh) đưa về quê nội Cẩm Giàng.

Bà cảm động khi biết rằng nửa thế kỷ qua, có một gia đình người làng La A, xã Kim Giang đã hào hiệp trông nom mộ phần của người ông nội, với tấm lòng cao cả, chân thành.

Bên nấm mộ, nhạt nhòa hương khói, người đàn bà tha hương, từng phiêu bạt quê người, nguyện cầu ông nội phù hộ cho những đứa cháu xa quê, cho những người đã giữ từng nấm cỏ mộ phần người đã khuất. Và cả những người đi tìm lại hình ảnh, kỷ niệm người xưa. …

Bà Dung càng xúc động hơn khi bước chân chậm chậm trên con đường về nhà cũ, từng gọi là trại văn chương TLVĐ, bây giờ được mang tên đường THẠCH LAM, người cha kính yêu của bà. Bà thầm gọi: Cha ơi, thế là cha sẽ sống mãi với quê hương Cẩm Giàng. Thật đáng quý tấm lòng người quê hương bao la nhân hậu.

Top 4 nguyễn tường nhung tổng hợp bởi TOPZ Eduvn

Trần Thị Nguyệt Mai

  • Tác giả: tranthinguyetmai.wordpress.com
  • Ngày đăng: 11/03/2022
  • Đánh giá: 4.99 (863 vote)
  • Tóm tắt: Tác giả Nguyễn Tường Nhung là con gái đầu của ông, lúc đó mới sáu tuổi, đã phải phụ giúp mẹ trong cuộc sống khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Đọc …

  • Tác giả: daidoanket.vn
  • Ngày đăng: 07/11/2022
  • Đánh giá: 4.57 (527 vote)
  • Tóm tắt: Bà Nguyễn Tường Nhung rời nhà ông Cushman sang tiểu bang Virginia trước. Ngô Quang Trưởng và con trai ở lại nhà viên tướng Mỹ thêm một thời gian …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Ngô Quang Trưởng sinh ngày 13/12/1929 hoặc 1930 tại cù lao Giao Thanh, huyện Mỏ Cầy, tỉnh Bến Tre trong một gia đình điền chủ giàu có, gần gụi với chính quyền thực dân. Học xong phổ thông trung học theo chương trình Pháp với bằng tú tài Part 1 tại …

Đọc sách “Tháng Ngày Qua” của Nguyễn Tường Nhung

  • Tác giả: nvnorthwest.com
  • Ngày đăng: 08/07/2022
  • Đánh giá: 4.28 (586 vote)
  • Tóm tắt: Tôi rất hân hạnh được là một trong những độc giả đầu tiên khi cuốn sách “Tháng Ngày Qua” – Hồi ức của Nhà văn Nguyễn Tường Nhung — chỉ mới …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Cuộc sống êm đềm yên ả chẳng bao lâu thì loạn lạc xảy ra, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ. Năm 1946, một đêm phố chợ Cẩm Giàng bùng lên bốc cháy, khói bay mù mịt cả một góc trời (sđd, tr. 82). Giữa đêm đang ngủ, U (là vú em, người nuôi cậu em kế) lay …

NGUYỄN TƯỜNG NHUNG

  • Tác giả: vietpen.org
  • Ngày đăng: 08/15/2022
  • Đánh giá: 4.14 (319 vote)
  • Tóm tắt: Hồi ký ghi lại những thăng trầm của cuộc đời bà, từ trại Cẩm Giàng của dòng họ Nguyễn Tường sau khi cha mất, đến khi kết hôn với Trung úy Ngô Quang Trưởng …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Cuộc sống êm đềm yên ả chẳng bao lâu thì loạn lạc xảy ra, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ. Năm 1946, một đêm phố chợ Cẩm Giàng bùng lên bốc cháy, khói bay mù mịt cả một góc trời (sđd, tr. 82). Giữa đêm đang ngủ, U (là vú em, người nuôi cậu em kế) lay …
Đánh giá bài viết