Top 5 bóng đá trung quốc hot nhất, bạn nên biết
Qua bài viết này mvatoi.com.vn xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về bóng đá trung quốc hay nhất được tổng hợp bởi mvatoi.com.vn
Trung tuần tháng 2/2023, ông Chen Xuyuan, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Trung Quốc đã bị bắt để điều tra về việc “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và luật pháp”…
Trung Quốc chưa bao giờ là cường quốc bóng đá, kể cả tầm châu lục. Lần duy nhất đội tuyển quốc gia nước này tham dự vòng chung kết World Cup là năm 2002.
Tại giải đấu này, đội tuyển Trung Quốc thua cả 3 trận vòng bảng, dĩ nhiên bị loại, và không ghi được bàn thắng nào. Đội bóng này cũng chưa từng vô địch châu Á (Asian Cup) hay giành huy chương vàng Á vận hội (Asian Games).
Đó là điều đáng buồn cho quốc gia 1,4 tỷ dân và sở hữu nền thể thao hùng mạnh, luôn nằm trong nhóm dẫn đầu trên bảng xếp sắp huy chương các kỳ Thế vận hội (Olympic).
Thế nên, năm 2015, nhà nước Trung Quốc đưa ra kế hoạch Cải cách và Phát triển Bóng đá Trung Quốc, với mục tiêu trở thành siêu cường bóng đá vào năm 2050. Kế hoạch được chia làm ba giai đoạn:
– Mục tiêu ngắn hạn là cải thiện môi trường và bầu không khí cho sự phát triển của bóng đá đồng thời tối ưu hóa hệ thống quản lý bóng đá mang tính đặc trưng của quốc gia. Cụ thể hơn là đến năm 2020 có khoảng 50 triệu người Trung Quốc chơi bóng (30 triệu trong đó là học sinh tiểu học và trung học)
– Mục tiêu trung hạn là tăng đáng kể tỷ lệ tham gia bóng đá trẻ; đội tuyển quốc gia nam phải là số một châu Á và đội tuyển quốc gia nữ là số một thế giới vào năm 2030.
– Mục tiêu dài hạn là thiết lập nền văn hóa bóng đá lành mạnh (với sự tham gia của đông đảo quần chúng), đăng cai vòng chung kết World Cup và đội tuyển quốc gia nam vô địch thế giới vào năm 2050.
Nói kỹ hơn về mục tiêu ngắn hạn, quốc gia tỷ dân này muốn hình thành hệ thống 3 tầng các giải bóng đá chuyên nghiệp vô địch quốc gia, tăng gấp đôi số lượng trọng tài trong vòng 5 năm. Ngoài ra, mỗi tỉnh cần có 2 sân vận động đạt tiêu chuẩn quốc tế và mọi khu phố nên có ít nhất một sân 5 (sân futsal). Trong 10 năm, Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng 50.000 trường dạy bóng đá.
Để phát triển bóng đá trẻ, nhà nước Trung Quốc dự kiến bao cấp cho khoảng 70.000 sân bóng trên cả nước; tổ chức hướng dẫn huấn luyện viên, trọng tài và ban điều hành câu lạc bộ về cách tổ chức thi đấu bóng đá; cải thiện hệ thống quản lý và thu hút hơn 30 triệu trẻ em và học sinh tham gia chơi bóng đá.
Đất nước đông dân nhất thế giới triển khai nhiều kế hoạch thuê chuyên gia bóng đá trong và ngoài nước, các huấn luyện viên lẫn cựu danh thủ hàng đầu thế giới. Trong đó có thỏa thuận phát triển bóng đá với Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha. Cụ thể, các chuyên gia tại xứ sở bò tót được gửi sang Trung Quốc để phát triển hệ thống đào tạo cầu thủ trẻ theo “chuẩn Tây Ban Nha”.
Billy Wright, quán rượu đông đúc trong thành phố Wolverhampton, hạt West Midlands, nơi tập trung đông đúc tầng lớp dân lao động sinh sống, là điểm khởi đầu khó nghĩ đến cho sự ảnh hưởng sâu rộng của kế hoạch Cải cách và Phát triển Bóng đá Trung Quốc.
Đây là nơi người hâm mộ CLB Wolverhampton Wanderers thường xuyên tụ tập bởi nằm ngay cạnh sân Molineux của đội bóng. Họ không tiếc lời tán dương Fosun, tập đoàn của Trung Quốc đã mua lại Wolves vào năm 2016 và bơm hàng chục triệu bảng để chiêu mộ những ngoại binh chất lượng, giảm giá vé và đưa đội bóng này trở lại Premier League và trở thành chú ngựa ô của giải vô địch quốc gia (VĐQG) hấp dẫn nhất hành tinh.
45 triệu bảng Fosun chi ra mua lại Wolves, đội bóng cũ kỹ, cách London 150 cây số và ở khu vực suy tàn trong nhiều thập niên, có vẻ như là khoản đầu tư kỳ quặc đối với Fosun. Mặc dù có lãi, nhưng doanh thu của Wolves dường như không ảnh hưởng nhiều đến công ty mẹ có trụ sở tại Thượng Hải, vốn nổi tiếng với hoạt động kinh doanh dược phẩm, bất động sản.
Không chỉ Fosun và không chỉ Wolves. Cả 4 đội bóng tên tuổi nhất hạt West Midlands – Aston Villa, Birmingham City, Wolves và West Bromwich Albion đều thuộc sở hữu của các ông chủ đến từ Trung Quốc. Tổng quát hơn, các nhà tài phiệt đất nước này đầu tư hơn 2,5 tỷ USD chỉ trong 3 năm (2015-2017) vào khoảng 20 CLB tại châu Âu, từ những gã khổng lồ như Man City, AC Milan đến các đội bóng như FC Sochaux tại Pháp hay Northampton ở Anh.
Con số 2,5 tỷ USD ấy chưa thấm tháp vào đâu so với số tiền các tập đoàn Trung Quốc đầu tư vào các CLB tại giải Super League Trung Quốc. Nhằm nâng cao chất lượng giải đấu hàng đầu đất nước, các đội bóng (đứng sau là các doanh nghiệp) thực hiện “chiêu binh mãi mã” rầm rộ. Không chỉ nhắm tới những danh thủ “toan về già”, các CLB Trung Quốc còn sẵn sàng chi đậm để chiêu mộ những tài năng trẻ đầy hứa hẹn và thậm chí cả ngôi sao đang độ tuổi đỉnh cao.
Guangzhou Evergrande từng chi ra 10 triệu USD để chiêu mộ Dario Conca, cầu thủ từng 2 năm liền giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải VĐQG Brazil. Không chỉ vậy, đội bóng này còn trả cho cựu tiền vệ tấn công người Argentina mức lương cao thứ ba thế giới lúc bấy giờ, chỉ xếp sau hai siêu sao Lionel Messi và Cristiano Ronaldo. Oscar, nhà vô địch Champions League cùng Chelsea cũng đầu quân cho Shanghai SIPG khi mới 25 tuổi. Thương vụ này trị giá 67 triệu bảng, tương đương 80 triệu USD, và tiền vệ người Brazil được hưởng mức lương gần 500.000 USD mỗi tuần.
Ngoài hai cái tên vừa nêu, hàng loạt gương mặt lẫy lừng khác của bóng đá thế thới cũng lục tục kéo đến đất nước đông dân nhất thế giới chơi bóng. Có thể kể đến Didier Drogba, Nicolas Anelka, Ezquiel Lavezzi v.v.. Tổng quát hơn, theo dữ liệu của trang thống kê chuyển nhượng Transfermarkt, trong giai đoạn 2015-2020, các đội bóng Super League Trung Quốc đã chi khoảng 1,7 tỷ USD để chiêu mộ cầu thủ, chưa kể con số khủng khiếp không kém để trả lương cho các danh thủ. Riêng kỳ chuyển nhượng mùa đông năm 2016, các đội bóng Trung Quốc đã chi 366 triệu USD, nhiều hơn 100 triệu USD so với các đội bóng Ngoại hạng Anh và bằng các CLB ở Tây Ban Nha, Italy, Đức và Pháp cộng lại.
8 năm sau thời điểm kế hoạch Cải cách và Phát triển Bóng đá Trung Quốc, 3 năm sau thời điểm kết thúc giai đoạn thứ nhất trong ba giai đoạn, bóng đá Trung Quốc như bong bóng vỡ tan. Đội tuyển quốc gia nước này thất bại trong kế hoạch giành vé tham dự vòng chung kết World Cup 2022. Tại vòng loại cuối cùng khu vực châu Á, Trung Quốc chỉ giành một chiến thắng và để thua cay đắng trước những đối thủ bị đánh giá thấp hơn như Oman hay Việt Nam.
Không được dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh đã là kết quả đáng thất vọng. Trải nghiệm World Cup tại Qatar của nền bóng đá Trung Quốc càng trở nên cay đắng hơn khi phải chứng kiến sự thăng hoa của các đối thủ trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc. Cả hai đội tuyển này đều thi đấu tuyệt hay và lọt vào vòng đấu loại trực tiếp. Kết quả ấy phản ánh cho sự phát triển bền vững và mạnh mẽ của bóng đá Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời ngày càng nới rộng khoảng cách với bóng đá Trung Quốc, cho dù đất nước tỷ dân đã chi hàng tỷ USD để cố gắng vượt qua hai quốc gia láng giềng.
Thất bại của bóng đá Trung Quốc, thành công của bóng đá Nhật Bản và Hàn Quốc càng minh chứng rằng muốn phát triển môn thể thao vua, dân số và tiền không phải yếu tố tiên quyết. Điều này càng phản ánh rõ qua giải vô địch quốc gia của các nước. J-League (giải VĐQG Nhật Bản) và K-League (giải VĐQG Hàn Quốc) là những giải đấu hàng đầu châu lục. Sau nhiều năm phát triển, các CLB tại hai quốc gia này đã xây dựng được tên tuổi, sở hữu cộng đồng người hâm mộ đông đảo hay tổng quát hơn là có thể tự nuôi sống bản thân.
Ngược lại, các CLB Trung Quốc lạm chi trong thời gian ngắn và phụ thuộc hoàn toàn vào “bầu sữa” doanh nghiệp. Kết quả là khi bong bóng tài chính vỡ, đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, rất nhiều đội bóng chỉ đôi năm trước còn tung hoành ở Chinese Super League, với hàng loạt ngoại binh lừng lẫy trong đội hình, đã bị xóa phiên hiệu. Bằng chứng là 32 CLB từng tham dự giải đấu cao nhất của bóng đá Trung Quốc, 17 đội, quá nửa, đã giải thể.
Minh chứng không thể sống động hơn là Guangzhou Evergrande. Đội bóng từng trả lương cho Conca cao chỉ sau C.Ronaldo và Messi cũng như bỏ ra trên dưới 50 triệu euro cho những tên tuổi như Oscar, Hulk, Alex Teixeira hay Jackson Martinez này đang đứng bên bờ vực phá sản. Tiền đã mua về cho Guangzhou Evergrande chức vô địch AFC Champions League (2013 và 2015) nhưng không thể đem đến cho đội bóng này sự phát triển bền vững. Khi tập đoàn Evergrande lâm vào cảnh nợ nần, đại diện của bóng đá Quảng Châu từ “đội bóng thành công và ảnh hưởng nhất châu Á” – như họ tự nhận – đã rơi xuống giải Hạng Nhất Trung Quốc.
“Tôi gọi đó là thứ bóng đá robot”, Lars Isecke mô tả những gì ông thường thấy ở các học viện đào tạo bóng đá trẻ tại Trung Quốc. Các HLV thực hiện những bài tập nhàm chán lặp đi lặp lại. “Hai cầu thủ đối diện nhau và chuyền bóng cho nhau mà không hề đảo vị trí…”.
Isecke là một HLV người Đức, ông làm việc trong lĩnh vực phát triển bóng đá trẻ và đào tạo HLV của Liên đoàn bóng đá Đức trong nhiều năm. Gần đây, Isecke đảm nhiệm vị trí trưởng phòng đào tạo HLV ở CFA (Liên đoàn bóng đá Trung Quốc). “Tôi chẳng có gì ngạc nhiên khi những tuyển thủ Trung Quốc chỉ có thể chuyền bóng theo một chiều và không có khả năng hiểu đồng đội hay cảm nhận không gian, thời gian và đích đến của đường chuyền”.
Đó là vấn đề lớn về mặt con người và văn hóa.
Isecke thường nghe các đồng nghiệp người Trung Quốc nói rằng, đất nước này tới 1,4 tỷ dân, không lý gì không tìm thấy 11 cầu thủ tài năng để tạo thành đội tuyển mạnh. Mọi chuyện không đơn giản như vậy. Tiền bạc và cơ sở hạ tầng có sẵn, nhưng không có hàng triệu cầu thủ chuyên nghiệp ở đất nước tỷ dân này.
“Lịch học kín mít khiến bọn trẻ không đủ thời gian để tập luyện thể chất sáng tạo. Giờ học kéo dài đến chiều tối. Thêm vào đó là bài tập về nhà ngăn cản thanh thiếu niên ra sân chơi bóng”, Isecke cho biết. Theo HLV người Đức, không có chuyện một nhóm bạn hay lũ trẻ trong xóm tụ tập chơi bóng vào mỗi buổi chiều hoặc ngày nghỉ cuối tuần.
Hangkun Strian, một nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ học và văn hóa Trung Quốc, cũng là tác giả, dịch giả và giảng viên ở Berlin, đồng quan điểm với Isecke. “Cuộc sống hàng ngày khá căng thẳng đối với trẻ em Trung Quốc, bởi vì hệ thống giáo dục chú trọng sách vở ở đất nước này”, bà cho biết. “Cách duy nhất để vươn lên trong xã hội là đạt điểm số tốt và học tại trường đại học danh tiếng. Do đó, các bậc cha mẹ thường muốn đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc vào thành tích học tập của con cái họ – ví dụ như các khóa học thêm sau giờ học – chứ không phải niềm đam mê hay sở trường như bóng đá”.
Chính sách một con, dù đã được nới lỏng vào năm 2015, cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội. “Phụ huynh có xu hướng chăm sóc và bảo vệ quá mức con trẻ”, Strian tiếp tục. “Chơi thể thao bị coi là lao động chân tay và vất vả theo truyền thống cổ xưa của người Trung Quốc. Bóng đá gây rủi ro cao về chấn thương. Nhiều bậc phụ huynh đặc biệt cảnh giác với việc con em của họ gặp rủi ro. Những môn thể thao phổ biến ở Trung Quốc thường là những môn có tính chất yên tĩnh và hòa hợp, ví dụ như bóng bàn hoặc cầu lông”.
Isecke chỉ ra một hệ quả khác của chính sách một con trên sân bóng. “Người Trung Quốc không thành công trong các môn thể thao đồng đội vì họ không học cách chơi theo đội”, ông nói. “Một cấu trúc gia đình trong đó cả cha mẹ và thường là 4 ông bà chỉ tập trung vào một đứa trẻ thường khuyến khích hành vi ích kỷ. Đó là hiện tượng cản trở sự tự do và phóng khoáng thường thấy trên sân bóng”.
“Có một nỗi sợ hãi lớn về việc mất uy tín và sự tôn trọng”, Isecke tiếp tục. “”Nếu tôi làm sai, tôi sẽ mất đi sự tôn trọng của công chúng. Vì vậy, thà không làm gì còn hơn làm sai!”. Theo Isecke, tâm lý đó đã gây ra những hậu quả kỳ lạ trên sân cỏ. “Các cầu thủ không muốn nhận bóng chút nào – dù là đàn ông hay phụ nữ, thanh niên hay người lớn. Ngay khi có cầu thủ nước ngoài trong đội, họ chuyền bóng cho những cầu thủ này và cố gắng không nhận lại”.
Ngoài căn nguyên văn hóa, một vấn đề nổi cộm khác khiến bóng đá Trung Quốc không thể cất cánh dù đã đầu tư hàng tỷ USD. Đó là tham nhũng. Trung tuần tháng 2 này, ông Chen Xuyuan, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Trung Quốc đã bị bắt để điều tra về việc “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và luật pháp”. Tuy chưa rõ chi tiết cáo buộc nhưng báo giới Trung Quốc đồng loạt đưa tin người đứng đầu CFA bị điều tra do liên quan đến tham nhũng và quản lý yếu kém.
Trước Chen Xuyuan, ông Li Tie, cựu danh thủ bóng đá Trung Quốc và từng đảm nhiệm vị trí HLV trưởng đội tuyển quốc gia cũng bị điều tra vì những tội danh tương tự. Ngoài ra, phó của ông Chen Xuyuan, ông Wang Dengfeng đã bị truy tố sau nửa năm tạm giam với các tội danh tham nhũng, hối lộ và dàn xếp tỷ số. Vị cựu Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Trung Quốc này bị Shi Xueqing, cựu tổng giám đốc Dalian Yifang ví như “con sâu khổng lồ” của làng bóng đá Trung Quốc.
Từ HLV đội tuyển quốc gia cho đến Chủ tịch, Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá đều bị bắt vì tội danh tham những. Điều đó cho thấy bóng đá Trung Quốc mục ruỗng từ gốc. Trong nỗ lực làm sạch nền bóng đá, chính quyền đã tống giam hơn hai chục cựu quan chức bóng đá, cầu thủ, HLV và trọng tài trong chiến dịch thanh trừng quyết liệt nhất từ trước đến nay.
Các bản án tù – lên tới 10 năm đối với hai cựu lãnh đạo bóng đá của đất nước và đội trưởng đội tuyển quốc gia bị thất sủng – là đỉnh điểm của chiến dịch chống hối lộ và dàn xếp tỷ số được phát động vào năm 2010. Tờ Nhân dân Nhật báo viết về cuộc điều tra ông Chen Xuyuan: “Bệnh tật chỉ được chữa trị khi chúng ta cạo độc từ xương. Bóng đá Trung Quốc không thể chờ thêm được nữa”.
Tất nhiên, cho dù “cạo sạch độc tố” trong cơ thể bóng đá Trung Quốc, nền bóng đá này cũng chỉ bắt đầu từ chính điểm xuất phát của 8 năm trước, khi phát động kế hoạch ba giai đoạn cho mục tiêu thống trị bóng đá thế giới. Bóng đá là môn thể thao không chỉ khổ luyện mà thành. Bóng đá cần tình yêu, đam mê và sự dấn thân. 1,4 tỷ người Trung Quốc liệu mấy người yêu bóng đá thật sự?!
Nội dung: Khải Hưng
Thiết kế: Đỗ Diệp
24/02/2023
Top 5 bóng đá trung quốc tổng hợp bởi TOPZ Eduvn
Tag: Bóng đá Trung Quốc
- Tác giả: tuoitre.vn
- Ngày đăng: 11/09/2022
- Đánh giá: 4.83 (621 vote)
- Tóm tắt: Cập nhật tin tức, sự kiện nóng nhất xung quanh vấn đề bong da trung quoc được bạn đọc quan tâm nhất trên Tuổi Trẻ Online.
Bóng đá Trung Quốc
- Tác giả: thanhnien.vn
- Ngày đăng: 12/10/2022
- Đánh giá: 4.63 (535 vote)
- Tóm tắt: Virus corona và “cuộc đào thoát” của sao bóng đá tại Trung Quốc. cầu thủ đang nhận mức lương 430.000 USD tại Thân Hoa Thượng Hải là Odion Ighalo đã chấp nhận …
Bóng đá Trung Quốc: Từ bom tấn đến giải thể
- Tác giả: vietnamnet.vn
- Ngày đăng: 05/22/2022
- Đánh giá: 4.22 (282 vote)
- Tóm tắt: Việc Jiangsu đóng cửa, diễn ra chỉ một tháng trước khi mùa giải 2021 khởi tranh, gây chấn động bóng đá Trung Quốc. Nhưng họ không phải CLB duy …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Việc Jiangsu đóng cửa, diễn ra chỉ một tháng trước khi mùa giải 2021 khởi tranh, gây chấn động bóng đá Trung Quốc. Nhưng họ không phải CLB duy nhất gánh chịu nợ nần ở một giải đấu mà năm 2016 từng khiến cả thế giới kinh ngạc bằng những thương vụ mua …
TIN TỨC VỀ BÓNG ĐÁ TRUNG QUỐC – BONG DA TRUNG QUOC
- Tác giả: kenh14.vn
- Ngày đăng: 10/31/2022
- Đánh giá: 4.19 (555 vote)
- Tóm tắt: Bóng đá Trung Quốc, tin tức hình ảnh mới nhất luôn được cập nhật liên tục, chủ đề Bong da Trung Quoc : AFC vừa chia nhóm trước lễ bốc thăm vòng loại U23 …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Việc Jiangsu đóng cửa, diễn ra chỉ một tháng trước khi mùa giải 2021 khởi tranh, gây chấn động bóng đá Trung Quốc. Nhưng họ không phải CLB duy nhất gánh chịu nợ nần ở một giải đấu mà năm 2016 từng khiến cả thế giới kinh ngạc bằng những thương vụ mua …
bóng đá trung quốc
- Tác giả: soha.vn
- Ngày đăng: 11/15/2022
- Đánh giá: 3.84 (302 vote)
- Tóm tắt: Bóng đá Trung Quốc – Tổng hợp liên tục 24h tin tức cầu thủ, thông tin các giải đấu và video kết quả, hình ảnh nhanh nhất trong ngày.
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Việc Jiangsu đóng cửa, diễn ra chỉ một tháng trước khi mùa giải 2021 khởi tranh, gây chấn động bóng đá Trung Quốc. Nhưng họ không phải CLB duy nhất gánh chịu nợ nần ở một giải đấu mà năm 2016 từng khiến cả thế giới kinh ngạc bằng những thương vụ mua …