Danh sách 5 huyền thoại bóng đá tốt nhất

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp huyền thoại bóng đá hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Tháng 7 năm 1958, ấn bản số 484 của tạp chí Paris Match lần đầu gọi Pele là “vua” khi ông mới 17 tuổi. Người Pháp tôn Pele làm “O Rei” bởi những điều phi thường ông làm được trong lần đầu tham dự World Cup, nhưng sự vĩ đại của Pele lại chính là một cuộc đời với những điều vĩ đại không tưởng khác và không kể hết.

Người Argentina chắc chắn sẽ nói Diego Maradona vĩ đại hơn Pele, còn phần đông thế hệ thời nay xem bóng đá sẽ nói người vĩ đại nhất là Lionel Messi. Âu thì đó cũng chỉ là vấn đề về quan điểm của từng người, của từng thế hệ và sự khác nhau của thời cuộc. Nhưng lịch sử có lý lẽ để gọi Pele là “vua bóng đá” và ngôi vị ấy đã tồn tại suốt hơn năm thập kỷ nay.

Pele là người duy nhất 3 lần vô địch World Cup, là cầu thủ trẻ nhất từng ghi bàn trong lịch sử World Cup, cầu thủ trẻ nhất từng lập hat-trick trong lịch sử World Cup, cầu thủ trẻ nhất từng ghi bàn trong một trận chung kết World Cup… Đưa ra những con số thống kê này là luận cứ cực kỳ vững vàng trong mọi cuộc tranh luận.

Nhưng chính bản thân việc thống kê những con số về Pele cũng đã là một sự tranh cãi vĩ đại. CLB Santos gắn liền với tên tuổi Pele, cho đến Liên đoàn Bóng đá Brazil, rồi FIFA và cả sách kỷ lục Guinness thế giới đều không cùng quan điểm về số bàn thắng mà ông từng ghi được, nhưng con số 1.283 bàn thắng mà Pele từng xác nhận vào năm 2015 vẫn được coi là thước đo cao nhất.

Sẽ lại có người hoài nghi về tính cạnh tranh của số bàn thắng ấy. Nào là Pele thời đó toàn đụng độ những đối thủ yếu, phần lớn các bàn thắng ông ghi được là trong những trận đấu giao hữu, hay như Pele chưa từng chơi bóng ở châu Âu nên khó đánh giá… Một lần nữa, so sánh giữa các thời đại là chuyện bất khả thi. Nhưng để hạ thấp một con người bằng cách hạ thấp đối thủ của ông ta, hay hạ thấp cả một thời đại lại là sai lầm trầm trọng. Nếu những con số vì trông thật ghê gớm đến không tưởng thì cũng không có nghĩa là chúng dối trá hoặc đạt được quá dễ dàng.

Đỉnh cao sự nghiệp Pele kéo dài từ năm 1958 đến 1970, gắn liền với 3 chức vô địch World Cup và kỷ lục bàn thắng trong màu áo CLB Santos. Bóng đá thời đó khác bây giờ, chưa phát triển bằng nhưng cũng không đồng nghĩa với việc ghi bàn là một nhiệm vụ đơn giản. Quả bóng ngày xưa nặng hơn thời nay, chất lượng sân bãi hay phục trang, dụng cụ thi đấu cũng không tân tiến bằng.

Nhưng có hai yếu tố quan trọng cần kể đến vào thời Pele: luật việt vị bấy giờ khắt khe hơn khi chưa khuyến khích thứ bóng đá tấn công (chỉ cần cầu thủ tấn công đứng ngang với cầu thủ phòng ngự đối thủ thì anh ta mặc định việt vị), và thẻ phạt chỉ được xuất hiện từ những năm 1970.

Tại World Cup 1966, Pele đã phải nhận hàng loạt những pha phạm lỗi thô bạo từ đối thủ. Nhất là trong trận đấu trước Bồ Đào Nha, Pele được Joao Morais “chăm sóc” kỹ đến nỗi ông phải khập khiễng được dìu rời khỏi sân và cố trở lại thi đấu sau đó (thời này thậm chí còn chưa có quyền thay người). Bị chơi xấu cũng là lý do dẫn tới quyết định tuyên bố giải nghệ màu áo đội tuyển quốc gia của Pele trong suốt 2 năm, đến khi ông suy nghĩ lại và cùng Brazil làm nên chức vô địch đẹp tuyệt trần ở World Cup năm 1970.

Kỹ năng ghi bàn của Pele.

Thời nay, nói bóng đá châu Âu đạt trình độ phát triển hơn hẳn Nam Mỹ thì đúng, chứ thời của Pele mà nói vậy thì chính người châu Âu còn thấy thẹn thùng. Copa Libertadores – giải đấu cấp CLB mạnh nhất ở Nam Mỹ – chính là nguồn cảm hứng để Cúp C1 hay Champions League ở châu Âu được ra đời. Thập kỷ đầu tiên của giải đấu Cúp Liên lục địa (ra đời năm 1960 và là tiền thân của FIFA Club World Cup), chứng kiến 6 lần lên ngôi của các đại diện Nam Mỹ, so với 4 lần của châu Âu.

Nói Pele dành cả sự nghiệp chỉ gặp toàn những đối thủ yếu, nhưng phải nhớ rằng tên tuổi của Pele được tôn vinh trên toàn cầu gắn với màu áo đội tuyển Brazil tại World Cup. Ở nơi đó, với Pele, đội bóng vàng xanh 3 lần vô địch và sở hữu chiếc cúp Jules Rimet vĩnh viễn.

Pele hẳn không cần phải sang châu Âu để chứng minh thực lực. Thực tế thì ông không thể sang bên kia Đại Tây Dương chơi bóng dù được toàn những ông lớn cựu lục địa săn đón, chủ yếu đến từ việc chính phủ Brazil thông qua một đạo luật coi ông là quốc bảo vào năm 1961, quyết định “quốc hữu hóa” Pele, cấm ông ra nước ngoài thi đấu suốt hơn một thập kỷ.

Ngay cả khi như vậy, vì tên tuổi Pele và bóng đá Brazil được cả thế giới biết đến, ông vẫn trải qua vô vàn những trận đấu với các đội bóng của châu Âu. Suốt các thập niên 50, 60 và 70 của thế kỷ trước, Santos tận dụng thanh danh của Pele để tiến hành các tour du đấu, mục đích cơ bản vẫn là để kiếm tiền.

Đấy về lý thuyết là những trận “giao hữu”, nhưng bản chất khi đối thủ trả tiền cho Santos để được chứng kiến đội bóng này và ngôi sao sáng nhất Pele thi đấu, họ không đơn giản chỉ muốn được thưởng lãm, mà là muốn so tài cao thấp luận anh hùng.

Ngày nay, không khó để tìm ra những thước phim cũ về các trận “giao hữu” khi ấy của Santos, đều là những trận đấu quyết liệt, có lúc còn thu hút hơn 100.000 khán giả tới sân (như trận đấu giữa Inter Milan và Santos năm 1961). Santos đắt show tới nỗi họ gần như đá với cường độ khủng khiếp, 2-3 ngày một trận.

Riêng trong năm 1959, Pele đã chơi một lịch thi đấu dày đặc như cực hình, 103 trận đấu; 9 lần trong số ấy, ông ra sân liên tiếp chỉ sau 24h đồng hồ. Và thành tích đối đầu của Pele trước các đối thủ châu Âu là ghi 144 bàn trong 130 trận “giao hữu”.

Trong 2 năm liền 1962 và 1963 mà Santos vô địch Cúp Liên lục địa trước những nhà vô địch châu Âu lần lượt là Benfica và AC Milan, các đối thủ đều kinh hãi và thán phục trước tài nghệ của Pele. Thủ thành Costa Pereira của Benfica thời đó thuật lại ngắn gọn: “Tôi ra sân với hy vọng chặn đứng cầu thủ vĩ đại, nhưng cuối cùng nhận ra rằng mình đã phải đối đầu với người ngoài hành tinh”.

Tờ Corriere dello Sport của Italy mô tả lại vào năm 1969 sau tour du đấu ngắn ngày của Pele và Santos tại Milan như sau: “Pele trở lại Milan trong sự ngưỡng vọng và một lần nữa, ông mang đến sự thỏa mãn cho người hâm mộ.”

Quá dễ để tìm thấy những thước phim tư liệu ghi lại cảnh Pele đánh bại những Franz Beckenbauer hay Bobby Moore. Cũng như quá dễ để liệt kê ra hàng loạt những nhận định của các đồng nghiệp châu Âu, mà toàn là những bậc vĩ nhân của lịch sử bóng đá, dành tặng Pele. Trong số này, có hai câu trích dẫn nên được xem là đầu đề cho mọi quyển sách về Pele, thuộc về Johan Cruyff và Ferenc Puskas.

Cruyff từng nói: “Pele là cầu thủ duy nhất vượt qua ranh giới của sự logic”, còn Puskas thì so sánh: “Cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử là Alfredo Di Stefano. Tôi sẽ từ chối phân loại Pele là một cầu thủ, vì ông ấy còn hơn cả như vậy”.

Năm 2021, cựu danh thủ bóng đá người Argentina, cũng có thể gọi là một triết gia bóng đá, kể lại về cái lần ông có cơ hội được ngồi cạnh Pele trong một cuộc tọa đàm: “Tôi và người đàn ông này đã ghi được hơn 1.300 bàn thắng. À, một mình Pele đã ghi 1.283 bàn rồi. Rồi tôi mới hỏi ông ấy, ‘Ông sẽ chọn ai làm đối thủ của mình, giữa Di Stefano, Maradona và Messi?’ Pele mới đáp lại: ‘Trước tiên thì các anh phải thống nhất chọn ra người hay nhất cái đã, rồi gửi anh ta đến thi tài cùng tôi.’”

Cả sự nghiệp Pele, ông chơi trọn vẹn 759 trận đấu chính thức và ghi được 756 bàn cùng 367 pha kiến tạo. So sánh với mọi cầu thủ tấn công khác trong suốt chiều dài lịch sử bóng đá, hiệu suất góp dấu giày trung bình vào các bàn thắng của Pele là 1,41 bàn/90 phút, cao nhất (xếp sau là Lionel Messi, Johan Cruyff rồi Gerd Muller).

Tỷ lệ số lần góp dấu giày vào các bàn thắng của Pele trên tổng số bàn thắng mà các CLB và đội tuyển có được sự phục vụ của ông là 52,7%, cũng cao nhất nếu so với mọi cầu thủ khác trong lịch sử. Từ tuổi 16 đến 24, Pele góp dấu giày vào tổng cộng 602 bàn, vượt xa hoàn toàn người xếp nhì là Ferenc Puskas (413 bàn).

Sở dĩ lại tính đến con số “góp công vào các bàn thắng” thay vì đơn giản là bàn thắng (vốn dĩ đã có sức nặng), vì Pele lừng danh không chỉ bởi khả năng săn bàn. Với Pele, đó là cả nghệ thuật chơi bóng, gồm nhãn quan, chuyền bóng và sức mạnh thể chất.

Không như hình dung của nhiều người, Pele không chỉ là một tiền đạo hay một số 9 trong thời đại của ông. Trước Pele, áo số 10 chỉ là một con số, nhưng chính ông biến nó trở thành con số biểu tượng của bóng đá, cả về mặt vị trí và vai trò.

Pele di chuyển rộng, chơi chủ yếu như một tiền đạo lùi, hoặc một “số 10” trong thuật ngữ chiến thuật bóng đá. Trong hệ thống trứ danh 4-2-4 của bóng đá Brazil thời kỳ ấy, Pele thường lùi về để tạo thành hàng tiền vệ 3 người, bên hông là hai tiền đạo cánh và trước mặt là một số 9.

Sofascore – một đơn vị chuyên thống kê dữ liệu về các trận đấu – từng ghi nhận lại bản đồ nhiệt trải từ phạm vi 2/3 sân bóng của Pele ở kỳ World Cup 1970. Trung bình mỗi trận World Cup năm đó, Pele tạo ra 5 cơ hội ăn bàn, 2 pha tắc bóng, và có tổng cộng 4 bàn cùng 6 pha kiến tạo ở giải đấu (thậm chí khi ấy người ta còn chưa chính thức xem xét hạng mục kiến tạo trong bảng thống kê).

Trong một bài viết trên tờ New York Times vào năm 1975, ngay trước thời điểm Pele có trận đấu ra mắt trong màu áo CLB New York Cosmos của Mỹ, có đoạn viết: “Pele ghi bàn thường xuyên đến nỗi những bàn thắng ông ghi được làm lu mờ chuỗi hành động kỳ diệu xảy ra trước đó – là khả năng kiểm soát bóng phi thường, khả năng bứt tốc đột ngột và đầy bùng nổ, khả năng chọn vị trí đầy bản năng và những đường chuyền đầy sáng tạo.”

Trong một thước phim do FIFA từng thực hiện, Pele tự nói về mình rằng “một phẩm chất mạnh mẽ nhất trong cuộc đời và lối chơi bóng của tôi chính là tính ứng biến, thay đổi bất thình lình vào giây quyết định”.

Cũng bài viết của New York Times dựa trên những kết quả kiểm tra, đo đạc sức khỏe và thể trạng của Pele, kết luận rằng ông là vận động viên thể thao với thể chất phi phàm. Giora Breil, người đứng đầu chương trình phát triển thanh thiếu niên toàn cầu của Pepsi-Cola và cũng là người đã sát cánh cùng Pele ở kỳ World Cup 1970, thời ấy có nói: “Nếu tạo hóa thích tỏ ra hào phóng, hẳn Ngài đã hơi… quá tay khi nhào nặn nên Pele. Để hoàn thiện kỹ năng chơi bóng của mình, Pele đã học về hình học và môn cờ vua. Khi Pele chơi bóng, ông ấy không khác gì đang chơi cờ vây, luôn có thể thấy trước 5 đến 10 nước đi của đối thủ.”

Top 5 bàn thắng của Pele ở World Cup

Một người bạn khác và đồng thời là cố vấn của Pele bấy giờ, Julio Mazzei, thì tin rằng: “Chỉ cần tập luyện đúng cách, Pele hoàn toàn có thể trở thành một trong 10 vận động viên xuất sắc nhất thế giới ở nội dung mười môn phối hợp. Pele có thể chơi cừ cả bóng chuyền và bóng rổ.”

Lời nhận xét của Mazzei xem ra là hơi quá lố với một người chỉ cao 1m73 như Pele? Nhưng nếu nhìn lại những bàn thắng nổi tiếng trong sự nghiệp của Pele, nhất là ở World Cup, không ít những pha đánh đầu với sức bật nhảy ấn tượng cùng khả năng “đu” mình trên không trung trước khi tung ra cú dứt điểm uy lực.

Một trong những pha đánh đầu biểu tượng ấy là ở trận chung kết World Cup 1970, khi Pele ghi bàn mở tỷ số cho chiến thắng 4-1 của Brazil trước Italia. Tarcisio Burgnich, người theo kèm Pele ở pha không chiến ấy, kể lại: “Chúng tôi nhảy lên đồng thời, nhưng khi tôi tiếp đất, tôi thấy Pele vẫn lơ lửng trên không.”

Nếu cú đánh đầu ấy mở đường cho cột mốc lịch sử của Selecao, thì pha kiến tạo như giỡn chơi của Pele dành cho Carlos Alberto ấn định tỷ số lại góp phần làm nên nét chấm phá trong bàn thắng được xem là đẹp nhất của lịch sử World Cup. Pele biết rõ người đồng đội sẽ băng lên ở vị trí nào và tung ra một đường chuyền đơn giản, vừa đủ nặng.

Năm 2020, trong một cuộc phỏng vấn với tờ El Pais của Tây Ban Nha, huyền thoại người Brazil là Tostao, tuyên bố rằng phẩm chất siêu việt nhất của Pele chính là chuyền bóng, chứ không phải kỹ năng săn bàn hay những động tác giả qua người.

Ông nói: “Bóng đá là chuyền bóng. Những bậc kỳ tài với trái bóng trong chân cũng chính là những bậc thầy của bóng đá. Những tiền vệ được chia thành hai loại, một là những tiền vệ phòng ngự và một là những tiền vệ chơi gần với vùng cấm đối phương, biết rê dắt bóng và xâm nhập vùng 16m50 như Pele hay Zico. Bóng đá là môn thể thao của tập thể và luân chuyển quả bóng, với sự đồng cảm và kết nối, khi những cá nhân như Gerson, Rivelino, Clodoaldo hay Pele lùi về để phối hợp.”

Gạt qua việc ghi bàn, những kỹ năng còn lại cùng tư duy chơi bóng mà Pele sở hữu, giúp mang đến một khắc họa khác về tượng đài này trong những cuộc so sánh với những bộ óc vĩ đại của lịch sử túc cầu giáo. Nói thẳng ra là chúng làm nên một Pele toàn diện, chứ không đơn thuần chỉ biết săn bàn.

Truyền thông phương Tây tin rằng thứ bóng đá của Pele, đặt trong hình hài của Selecao, đã giúp truyền bá ý niệm về cái gọi là “o jogo bonito” hay “bóng đá đẹp” ra toàn thế giới. Còn những pha xử lý kỹ thuật của Pele, giữ vai trò tiên phong từ trước khi thế giới ngày nay trầm trồ tán thưởng qua những đôi chân vĩ khác.

Song, chính ghi bàn và những bàn thắng, đưa ông vượt trên tất cả. Ngoài việc biết chơi đầu, “Pele luôn xử lý bóng điêu luyện và ghi bàn bằng cả hai chân, dù ông luôn tìm cách dứt điểm bằng cái chân phải ngay cả trong những tư thế khó khăn”, ký giả chiến thuật Michael Cox nhận xét trên tờ The Athletic.

“Với một trọng tâm thấp, Pele khi chạy, đổi hướng và tăng-giảm tốc, dường như luôn giữ phần cơ hoành cố định, trong khi hông và phần thân trên xoay quanh cái trục ấy”, ký giả Lawrie Mifflin viết trên tờ New York Times trong ngày Pele qua đời.

Tostao khẳng định trên tờ El Pais như thế này: “Sau chuyền bóng, phẩm chất mạnh mẽ nhất của Pele là sự quyết liệt. Thực ra, ông ấy hội đủ mọi phẩm chất để trở nên siêu hạng, nhưng Pele đơn giản là vô đối ở sự quyết liệt hòng đạt mục tiêu bằng được. Pele loại bỏ người theo kèm bằng một sức mạnh tột bậc. Pele như một chiến binh, bên cạnh kỹ thuật rê bóng và chuyền bóng.

Khi mọi người hỏi tôi về sự khác biệt giữa Messi và Pele, tôi trả lời đó là tính hung tợn và quyết liệt trong cách chơi bóng. Pele cực khỏe về thể chất, như một võ sĩ boxing. Ông ấy sẽ phát cáu nếu bị theo kèm, và khi đối thủ chơi xấu, ông ấy bắt đầu nổi giận và chạy săn quả bóng như thể mình là một hậu vệ, sẵn sàng lao vào những cuộc đấu tay đôi và sử dụng thân hình vạm vỡ để đoạt bóng, che chắn nó và tấn công khung thành đối phương. Không phải lúc nào một cầu thủ cũng biết sử dụng hiệu quả sức mạnh thể chất, nhưng Pele thì mạnh mẽ và biết mình mạnh mẽ cỡ nào.”

Thể thao, hay bóng đá, suy cho cùng thì đều luôn muốn đề cao những gì được xem là cơ bản nhất: vẻ đẹp của thể chất và sức khỏe. Pele chính là hiện thân của giá trị ấy, và ông vĩ đại cũng như trở thành “vua” vì điều đó.

Nhà vua thì luôn có những giai thoại gắn liền, góp phần làm nên sự vĩ đại.

Sau thảm họa “Maracanazo” khi Brazil để thua trên sân nhà trong trận chung kết World Cup 1950 trước Uruguay, Pele chỉ mất có 8 năm để hoàn thành lời hứa mang về chức vô địch thế giới bù đắp cho người cha.

World Cup 1958, huyền thoại Just Fontaine của Pháp là vua phá lưới với kỷ lục tồn tại đến ngày nay là 13 bàn thắng. Song, đối đầu với Brazil và Pele, Just Fontaine chỉ ghi 1 bàn, còn Pele ghi 3 bàn.

Sau đó 4 năm, Pele đã là một ngôi sao toàn cầu, là “O Rei” của bóng đá. Dẫu vậy, ông vẫn phải làm nghĩa vụ quân sự. Chỉ trong vài tháng của năm 1962, Pele chơi bóng cho 5 màu áo: Brazil, Santos, đội bóng đại diện của bang, đội bóng của nơi nhập ngũ và đội bóng quân đội quốc gia.

Hành trình bảo vệ ngai vương năm đó của Brazil ghi nhận đóng góp ít ỏi từ Pele, sau khi ông gặp chấn thương trong trận hòa 0-0 trước Tiệp Khắc ở vòng bảng và ngồi ngoài suốt phần còn lại giải đấu. Tuy nhiên, trận đấu này ghi nhận một hành động đẹp của các cầu thủ Tiệp Khắc mà về sau Pele vẫn nhớ mãi: “Họ biết tôi bấy giờ đang bị đau, nhưng thay vì khoét vào điểm yếu đấy và khiến tôi phải rời sân cả trận bằng những pha phạm lỗi, họ chọn cách chơi nghĩa hiệp, ngăn cản nhưng không làm đau tôi. Đó chính là định nghĩa của fair-play.”

Có một sự thật là vì Pele không thể góp mặt ở trận chung kết World Cup 1962, nên theo quy định FIFA bấy giờ, ông không được xem là nhà vô địch năm đó và không được nhận huy chương. Nhưng vào năm 2007, cựu chủ tịch FIFA là Sepp Blatter quyết định ghi nhận thành tích cho hơn 120 cầu thủ tuy không chơi trận chung kết nhưng vẫn thuộc các tập thể vô địch World Cup từ 1930 đến 1974. Vì vậy mà Pele mới làm nên kỷ lục 3 lần vô địch World Cup về mặt giấy tờ.

World Cup 1966 diễn ra ở Anh trở thành một giải đấu đáng nhớ với người Anh, nhưng đáng quên với người Brazil và chính Pele. Không phải đối thủ nào cũng thân thiện như Tiệp Khắc. Bulgaria và Bồ Đào Nha khép lại hành trình năm đó của Selecao ở vòng bảng, cũng như gieo nên nỗi ám ảnh chấn thương với Pele. Vì vậy mà Pele nghỉ thi đấu cho tuyển quốc gia trong 2 năm trước khi trở lại chinh phạt ở Mexico 1970, giải đấu lừng lẫy nhất trong sự nghiệp của ông, đánh dấu chức vô địch World Cup thứ 3 trong bộ sưu tập.

World Cup 1970 cũng là lần đầu tiên thế giới được xem các trận đấu qua truyền hình màu. Để rồi ập vào mắt họ là sắc vàng xanh Selecao, là tầm vóc sừng sững của “vua” Pele. Nhiều thế hệ về sau mê đắm đuối Brazil vì cột mốc và những khoảnh khắc đó. Ba chức vô địch của Brazil đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc dân tộc ở một đất nước khổng lồ của những người nhập cư, người bản địa và con cháu của những nô lệ.

Pele trở thành biểu tượng của sự thành công, là điểm giao thoa và sự nhất trí của cả dân tộc, là siêu sao toàn cầu đầu tiên trong lịch sử bóng đá. Nói như ký giả Tariq Panja trên tờ New York Times thì “thật khó để phóng đại hết ý nghĩa mối liên hệ giữa cá nhân Pele với đất nước Brazil”.

Sự vĩ đại của Pele kéo theo những câu chuyện điên rồ vĩ đại khác, nói chung là cường điệu và kỳ bí… theo cách vĩ đại.

Trong những năm tháng khai thác tên tuổi Pele để tiến hành những tour du đấu kiếm tiền ở châu Âu cho đến châu Phi, kể không hết những mẩu chuyện khẳng định tầm ảnh hưởng vượt xa bóng đá thuần túy của “vua bóng đá”.

Nào là việc nhờ có sự hiện diện của Pele mà cuộc nội chiến tại Nigeria được tạm dừng trong 48 tiếng đồng hồ. Nào là vào năm 1960, khi trên đường đến Ai Cập thi đấu giao hữu, máy bay chở các cầu thủ Santos lúc quá cảnh ở thủ đô Beirut đã bị đám đông người hâm mộ bao vây; họ đe dọa bắt cóc Pele trừ khi đội bóng này đồng ý thi đấu với tuyển Li-băng. Hay như trong một trận giao hữu trên đất Colombia của Santos, chỉ vì truất quyền thi đấu đối với Pele mà trọng tài cầm còi bị cả cầu trường phản đối, dẫn tới chuyện ông này được thay thế bằng người khác và Pele… trở lại sân đá tiếp.

Sức hút của Pele lớn và quan trọng đến nỗi ngay khi ông chuẩn bị giải nghệ vào đầu những năm 70, đích thân Henry A. Kissinger – bấy giờ còn đang làm ngoại trưởng Mỹ – đã phải viết thư xin phép chính phủ Brazil cho Pele sang chơi bóng ở Mỹ, nhằm giúp phổ quát bóng đá nơi đây.

Đến khi sang Mỹ chơi bóng trong màu áo CLB New York Cosmos vào năm 1975, Pele ký vào bản hợp đồng khủng nhất thế giới thời này, thời hạn 3 năm và tương đương khoảng 40 triệu USD ngày nay. Trong khi, mới 5 năm trước đó, New York Cosmos vừa được khai sinh và trả tiền công cho các cầu thủ chỉ với 75 USD một trận.

Ngày Pele ra mắt truyền thông ở New York, chuyện kể rằng cánh phóng viên tranh nhau chụp ảnh ông đến nỗi phải động thủ, còn những chiếc bàn thì sập đổ sau khi dòng người thi nhau đứng lên chúng chỉ để nhìn cho rõ vị vua bóng đá.

Khi Tổng thống Mỹ là Ronald Reagan cầm lấy chiếc micro để phát biểu trước đám đông cầu thủ trẻ đang tề tựu trước mặt tại Vườn Hồng Nhà Trắng vào năm 1982, ông buộc phải tự giới thiệu về bản thân mình “Tôi là Ronald Reagan”, vì bên cạnh mình đang là Pele. Có thể không phải đứa trẻ nào cũng nhận ra Ronald Reagan là Tổng thống Mỹ khi ấy, nhưng ai cũng biết Pele.

Sinh ra trong một gia đình người da màu nghèo khổ, nhưng Pele chu du khắp thế giới trong sự tiếp đãi của giới thượng lưu. Đến trước năm 1982 kia, Pele đã gặp 3 đời Tổng thống Mỹ, mở đầu là Richard Nixon cách đấy một thập kỷ.

Song, cũng vì tầm cỡ của mình mà ngay trong lòng đất nước Brazil, vẫn luôn có những tranh cãi về Pele. Đó là lúc bóng đá không chỉ còn là bóng đá và những nhà hoạt động chính trị – xã hội Brazil mong muốn nhiều hơn ở quốc bảo của họ. Pele từng bị chỉ trích là không có lập trường chính trị rõ ràng trong một giai đoạn mà Brazil nằm dưới ách chế độ độc tài quân sự.

Paulo Cezar Lima, một người đồng đội cũ của Pele tại tuyển Brazil từng nói trong bộ phim tài liệu về Pele trên Netflix năm 2021 như sau: “Tôi nghĩ hành động của Pele là của một người da màu chỉ biết nói ‘Vâng, thừa ngài’, một người da màu phục tùng, chấp nhận mọi thứ. Chỉ cần một từ duy nhất của Pele thôi thì đã có ý nghĩa lớn lao đối với Brazil rồi.”

Đến năm 1995, có lẽ vì nhận ra vai trò chưa tương xứng với tầm vóc trong thời kỳ đỉnh cao, Pele quyết định dấn thân vào con đường chính trị khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thể thao Brazil dưới thời Tổng thống Fernando Henrique Cardoso.

Năm 1998, Luật Pele được ban hành, nhằm làm trong sạch nền bóng đá. Luật này yêu cầu các CLB trong nước phải trở thành những công ty có lợi nhuận, chịu thuế và công bố bảng cân đối kế toán hàng năm. Đồng thời, các cầu thủ phải 20 tuổi mới được ký hợp đồng chuyên nghiệp và có quyền tự do đại diện sau 2 năm (thay vì sau năm 32 tuổi). Mặc cho tình trạng tham nhũng vẫn tồn tại trong nền bóng đá Brazil về sau, Pele tự hào vì những quy định về điều khoản tự do của cầu thủ vẫn được bảo lưu.

Tài năng và kỹ nghệ chơi bóng siêu phàm của Pele giúp ông đến với trái tim của hàng triệu người hâm mộ, nhưng đám đông đến để ngắm nghía vị vua ấy bị thu hút không chỉ bởi ông là một cầu thủ vĩ đại, mà còn bởi ông là một con người ấm áp.

Jim Trecker, giám đốc mảng quan hệ công chúng của CLB New York Cosmos trong những năm Pele chơi bóng ở Mỹ, kể rằng ông chưa từng thấy một người đàn ông nào lại luôn sẵn lòng dành thời gian động viên và ôm lấy những đứa trẻ như Pele. Ở những nơi Pele từng đi qua, ông luôn sẵn sàng ký tặng và truyền tải niềm vui bóng đá bằng tài năng của chính mình. Những đối thủ từng khao khát được trao đổi chiêu phép trên sân bóng cùng Pele, đến khi tiếng còi mãn cuộc cất lên, trở thành những người bạn mới của ông.

Pele, sau tất cả, trong mắt đại đồng thế giới vẫn mãi là một vị vua. Những thế hệ mai sau vẫn sẽ được kể về Pele theo cách đó, như những gì cựu giám đốc điều hành CLB New York Cosmos từng viết trong hồi ký của ông:

“17 năm sau lần cuối cùng Pele đá một quả bóng, người đàn ông nước da ngăm đen này ngồi trong bóng râm sâu thẳm, tối sầm dưới những tán cây của Công viên Trung tâm tại New York, một bạn trẻ đi ngang qua, ngoái đầu nhìn lại, rồi đột ngột bỏ chạy. Chỉ vài phút sau, người người trong công viên đổ dồn về ông ấy. Pele vẫn được nhận ra, và một khi được nhận ra rồi, ông ấy không bao giờ còn đơn độc dù ở bất kỳ đâu trên thế giới.”

Top 5 huyền thoại bóng đá tổng hợp bởi TOPZ Eduvn

huyền thoại bóng đá

  • Tác giả: thanhnien.vn
  • Ngày đăng: 12/13/2022
  • Đánh giá: 4.75 (580 vote)
  • Tóm tắt: Nhờ sự can thiệp của lãnh tụ Cuba Fidel Castro, huyền thoại bóng đá Argentina Diego Maradona đã được cứu sống ở Cuba trong lúc sức khỏe của ông rơi vào tình …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Gạt qua việc ghi bàn, những kỹ năng còn lại cùng tư duy chơi bóng mà Pele sở hữu, giúp mang đến một khắc họa khác về tượng đài này trong những cuộc so sánh với những bộ óc vĩ đại của lịch sử túc cầu giáo. Nói thẳng ra là chúng làm nên một Pele toàn …

Pelé ra đi nhưng vẫn là vị vua bất tử của bóng đá thế giới

  • Tác giả: kinhtedothi.vn
  • Ngày đăng: 12/16/2022
  • Đánh giá: 4.51 (516 vote)
  • Tóm tắt: Pelé – huyền thoại bóng đá người Brazil đã qua đời vào ngày 29/12 tại bệnh viện Albert Einstein ở Sao Paulo (Brazil) sau thời gian chống …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Ngoài Pelé, bóng đá thế giới luôn có bốn người được xem như “tứ đại kinh điển” là Di Stefano, Johan Cruyff và Maradona. Pele là người cuối cùng trong “tứ đại kinh điển” của bóng đá thế giới đã ra đi ở tuổi 82, huyền thoại người Brazil được biết đến …

Các huyền thoại bóng đá làm nên lịch sử vĩ đại của làng túc cầu

  • Tác giả: seagames2021.com
  • Ngày đăng: 09/10/2022
  • Đánh giá: 4.27 (529 vote)
  • Tóm tắt: Vua bóng đá Pele – Huyền… · Ferenc Puskas – Một trong…
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: CR7 bắt đầu đến với bóng đá thi đấu cho câu lạc bộ Sporting Lisbon và gia nhập đội tuyển Bồ Đào Nha khi mới 18 tuổi. Trong bộ sưu tập danh hiệu, dường như Cristiano Ronaldo chỉ thiếu chiếc cúp vàng thế giới tính đến năm 2020. Anh giành hầu hết các …

Các Huyền Thoại Bóng Đá Trứ Danh Của Làng Túc Cầu

  • Tác giả: udvillasantabrigida.com
  • Ngày đăng: 02/20/2023
  • Đánh giá: 4.17 (278 vote)
  • Tóm tắt: Vua bóng đá Pele – Huyền… · Diego Maradona – Cậu bé…
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Trên đây là một vài huyền thoại được nhắc đến, còn rất nhiều cái tên được cho là huyền thoại của bóng đá. Nhưng có một điều chắc chắn rằng dù cho thời gian có trôi, dòng chảy bóng đá vẫn không ngừng nghỉ thì những đóng góp và những điều họ làm trên …

Tên huyền thoại bóng đá Pele được đưa vào từ điển – Tiền Phong

  • Tác giả: tienphong.vn
  • Ngày đăng: 05/07/2022
  • Đánh giá: 3.97 (501 vote)
  • Tóm tắt: Tên huyền thoại bóng đá người Brazil – Pele đã được đưa vào phiên bản mới nhất của từ điển tiếng Bồ Đào Nha Michaelis. Theo đó, Pele “là một …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Trên đây là một vài huyền thoại được nhắc đến, còn rất nhiều cái tên được cho là huyền thoại của bóng đá. Nhưng có một điều chắc chắn rằng dù cho thời gian có trôi, dòng chảy bóng đá vẫn không ngừng nghỉ thì những đóng góp và những điều họ làm trên …
Đánh giá bài viết